Tìm kiếm
Quay lại12345Xem tiếp
Vai trò của Doanh nghiệp và Công tác Thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra An toàn, vệ sinh lao động trong việc phát triển ngành Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 19/03/2014
Thanh tra An toàn vệ sinh lao động tại công ty Thực phẩm Huế

Cùng với mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xây dựng Trung tâm dệt may của khu vực miền Trung tại Huế đang là chủ đề nóng và được nhiều người quan tâm.

Thừa Thiên-Huế có gần 30 doanh nghiệp dệt may (trong đó có 4 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), năm 2014 ngành này phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khỏang 460 triệu USD. Với quy mô trên 20 nhà máy may mặc, dệt và sợi có mặt tại các khu công nghiệp trên địa bàn, nhiều dự án đầu tư trên lĩnh vực dệt may của các Doanh nghiệp trong nước cũng đang tăng tốc và phát triển bền vững. Từ 3 nhà máy quy mô lớn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế, giải quyết việc làm cho gần 4 ngàn lao động với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 75 triệu đô la Mỹ/năm, đến nay, hàng loạt các Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sợi, may mặc và dệt nhuộm ra đời, giải quyết việc làm cho trên 15 ngàn  lao động nông thôn. Điều này chứng tỏ ngành dệt may Thừa Thiên Huế đang khẳng định thương hiệu và vị thế của mình đối với ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế.

Là một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng, bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, vai trò của các Doanh nghiệp Dệt may và công tác Thanh tra, kiểm tra An toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ là các hoạt động quan trọng trong tiến trình phát triển chung của ngành kinh tế địa phương.

Hưởng ứng Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014. Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển, ngày 15/3/2014 tại Thừa Thiên Huế Thanh tra Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội phối hợp với Better Work Việt Nam tổ chức Hội thảo “ Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp dệt may”. Tại Hội thảo đa số các Doanh nghiệp Dệt may Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác An toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Công tác tự kiểm tra các nhà máy, xí nghiệp chưa thường xuyên;

- Ý thức chấp hành các quy định về An toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ của người lao động chưa cao, chưa thực hiện tốt việc sử dụng phương tiện cá nhân được công ty trang cấp;

- Chưa khắc phục những tồn tại của các đơn vị qua các đợt kiểm tra định kỳ nhằm  kịp thời chấn chỉnh tai nạn lao động xảy ra.

Nguyên nhân các tồn tại trên là do:

- Trong quá trình sản xuất chủ yếu do ý thức bảo vệ và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chưa cao, tai nạn xảy ra trong nhà máy đều do vi phạm qui trình gây nên, mặc dù đã được học tập nội quy an toàn, kỷ luật lao động; Trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, xử lý chưa nghiêm của các cấp quản lý trực tiếp tại các đơn vị;

- Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên tại các tổ, bộ phận sản xuất, người làm công tác an toàn còn kiêm nhiệm nên việc kiểm tra, giám sát, phát hiện nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn không kịp thời dẫn đến sự cố tai nạn lao động.

Đại diện Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ Bộ Công an; Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Đại diện Better Work Việt Nam đã đưa ra những thực trạng và cung cấp một số thông tin thiệt hại kinh tế, sức khỏe, mất việc làm…do tai nạn lao động và cháy nổ trên thế giới và trong nước gây nên, đồng thời  đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác An toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các Doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Trương Như Hùng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.141.601
Đang truy cập: 3.851