Tìm kiếm
 
 
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở: Công khai, minh bạch, kiên quyết không để trục lợi chính sách
Ngày cập nhật 29/05/2017
“Chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở phải đúng đối tượng, đúng mục đích, công khai, minh bạch tránh thất thoát. Kiên quyết không để trục lợi chính sách, không được để tiền nhà nước, người dân hỗ trợ để đi nhầm vào nhà cán bộ, đi nhầm vào nhà giàu, đi nhầm vào không đúng đối tượng chính sách”.
 

 

Gần 117.000 hộ gia đình NCC được hỗ trợ nhà ở từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ.

Đó là đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công (NCC) với cách mạng về nhà ở (gọi tắt là QĐ 22) diễn ra ngày 26/5 tại Hà Nội.

Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại diện các bộ, ban, ngành, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, lãnh đạo các địa phương… Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Gần 117.000 hộ gia đình NCC với cách mạng đã được hỗ trợ nhà ở  

Chính sách hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trong những năm qua luôn là một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước. Từ năm 1996 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho NCC. Ngày 18/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về NCC với cách mạng (gọi tắt là NQ 494), trong đó quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ gia đình NCC với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng để các hộ gia đình người có công có chỗ ở ổn định, an toàn. Thực hiện NQ 494, ngày 26/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ 22.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các địa phương chủ động tìm nguồn lực hỗ trợ nhà ở NCC.

Bộ Xây dựng cho biết, sau 4 năm triển khai,  tính đến ngày 15/5, cả nước đã có gần 117.000 hộ hoàn thành việc xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở theo QĐ 22.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 15/5, cả nước đã có 116.967 hộ hoàn thành việc xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở, trong đó 61.080 hộ xây mới và 55.887 hộ sửa chữa, cải tạo. Ngoài ra, đang triển khai xây mới nhà cho 2.334 hộ và sửa chữa, cải tạo cho 4.453 hộ. Như vậy, tổng số hộ đã và đang thực hiện xây mới, sửa chữa nhà ở là 123.754 hộ, vượt 43.754 hộ so với kế hoạch ban đầu là 80.000 hộ.

Nguyên nhân tăng số hộ được hỗ trợ xây mới và sửa chữa cải tạo nhà ở là do một số địa phương đã chủ động tạm ứng trước kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương, một số gia đình đã tự huy động kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở, khoảng 34.000 hộ. Một số địa phương đã thay đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa, cải tạo, khoảng 9.000 hộ. Kết quả nổi bật là hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ trong giai đoạn 1 theo QĐ 22. Nhiều tỉnh đã hoàn thành 100% kế hoạch như: Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau...

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với các đại biểu.

 

Đánh giá về những kết quả đạt được trong việc triển khai QĐ22, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định, chính sách hỗ trợ về nhà ở theo QĐ 22 đã có sức lan tỏa rộng lớn, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc tích cực tham gia vào công tác hỗ trợ, ủng hộ, chăm lo đời sống của NCC với cách mạng, qua đó giúp NCC ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tại các địa phương vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khiến tiến độ triển khai rất chậm...

Giải quyết căn bản hỗ trợ nhà ở NCC trong 2 năm 2017 - 2018

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay, cả nước có khoảng 9 triệu NCC với cách mạng. Về cơ bản các hộ gia đình chính sách đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm, phần lớn các hộ gia đình chính sách đã có mức sống bằng hoặc cao hơn cuộc sống người dân nơi cư trú. QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ là sự tiếp nối và khẳng định sự quan tâm, ưu tiên chăm lo, đảm bảo vấn đề nhà ở đối với NCC với cách mạng. Quá trình tổ chức thực hiện đã đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, với tinh thần công khai, minh bạch, triển khai đồng bộ tại các đại phương. Từ đó, tạo ra sự phấn khởi trong nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, trong 10 năm qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã vận động được kinh phí để xây mới 90.000 căn nhà và sửa chữa 75.000 căn nhà cho gia đình người có công.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: "Việc triển khai chính sách nhà ở người có công phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng".

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22 giai đoạn 2, phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho 299.920 hộ gia đình có công với cách mạng còn lại theo số liệu mà các địa phương đã báo cáo (trong đó bao gồm 18.833 hộ đề nghị bổ sung thêm) trong 2 năm 2017-2018.

Về việc triển khai QĐ 22 trong giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở NCC phải được thực  hiện nghiêm túc, đúng tinh thần pháp lệnh ưu đãi NCC,  NQ 494 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đặc biệt là QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở  phải  đúng đối tượng, đúng mục đích, cần công khai, minh bạch tránh thất thoát. Kiên quyết không để trục lợi chính sách, không được để tiền nhà nước, người dân hỗ trợ để đi nhầm vào nhà cán bộ, đi nhầm vào nhà giàu, đi nhầm vào không đúng đối tượng chính sách”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, trong năm 2017 - 2018 sẽ ưu tiên theo thứ tự cho các đối tượng: Thứ nhất, những gia đình liệt sĩ, sau đó gia đình thương binh nhưng có hoàn cảnh nhà ở rất khó khăn,  thứ 3 ưu tiên đến những gia đình chính sách đã xây mới hoặc sửa chữa nhà và đã được các cấp chính quyền đồng ý nhưng chưa được hỗ trợ tiền. Trong 2 năm 2017 - 2018, tập trung hỗ trợ, ưu tiên cấp vốn, giải quyết căn bản hỗ trợ nhà ở NCC, những trường hợp nào còn sót lại giải quyết nốt trong năm 2019 không để chính sách kéo dài mãi.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng  đề nghị, các địa phương cũng cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ, đẩy mạnh xã hội hóa việc tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với những gia đình NCC có khó khăn về nhà ở, tránh tư tưởng chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc Thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 22/2013/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở của các địa phương.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, tổng hợp các ý kiến kiến nghị báo cáo Chính phủ để có các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Rà soát lại, rà soát kỹ, đúng đối tượng yêu cầu cần phải hỗ trợ. Xây dựng, hoàn chỉnh  đề án hỗ trợ nhà ở NCC cụ thể tại các địa phương đặc biệt là việc tổ chức thực hiện và huy động các nguồn lực tại địa phương. Lồng ghép chương trình nhà ở NCC với các chương trình nhà ở khác, bố trí kế hoạch phù hợp đảm bảo hiệu quả nhất. Đảm bảo công khai, minh bạch, chống tiêu cực trong thực hiện chính sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc đầu tư hỗ trợ nhà ở NCC, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong dân.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đề ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt việc hỗ trợ về nhà ở cho NCC. Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động tìm mọi nguồn lực để cùng Chính phủ thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công, tránh tình trạng NCC khó khăn về nhà ở.

Gần 117.000 hộ gia đình NCC được hỗ trợ nhà ở từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ.

Đó là đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công (NCC) với cách mạng về nhà ở (gọi tắt là QĐ 22) diễn ra ngày 26/5 tại Hà Nội.

Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại diện các bộ, ban, ngành, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, lãnh đạo các địa phương… Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Gần 117.000 hộ gia đình NCC với cách mạng đã được hỗ trợ nhà ở  

Chính sách hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trong những năm qua luôn là một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước. Từ năm 1996 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho NCC. Ngày 18/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về NCC với cách mạng (gọi tắt là NQ 494), trong đó quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ gia đình NCC với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng để các hộ gia đình người có công có chỗ ở ổn định, an toàn. Thực hiện NQ 494, ngày 26/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ 22.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các địa phương chủ động tìm nguồn lực hỗ trợ nhà ở NCC.

Bộ Xây dựng cho biết, sau 4 năm triển khai,  tính đến ngày 15/5, cả nước đã có gần 117.000 hộ hoàn thành việc xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở theo QĐ 22.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 15/5, cả nước đã có 116.967 hộ hoàn thành việc xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở, trong đó 61.080 hộ xây mới và 55.887 hộ sửa chữa, cải tạo. Ngoài ra, đang triển khai xây mới nhà cho 2.334 hộ và sửa chữa, cải tạo cho 4.453 hộ. Như vậy, tổng số hộ đã và đang thực hiện xây mới, sửa chữa nhà ở là 123.754 hộ, vượt 43.754 hộ so với kế hoạch ban đầu là 80.000 hộ.

Nguyên nhân tăng số hộ được hỗ trợ xây mới và sửa chữa cải tạo nhà ở là do một số địa phương đã chủ động tạm ứng trước kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương, một số gia đình đã tự huy động kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở, khoảng 34.000 hộ. Một số địa phương đã thay đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa, cải tạo, khoảng 9.000 hộ. Kết quả nổi bật là hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ trong giai đoạn 1 theo QĐ 22. Nhiều tỉnh đã hoàn thành 100% kế hoạch như: Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau...

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với các đại biểu.

 

Đánh giá về những kết quả đạt được trong việc triển khai QĐ22, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định, chính sách hỗ trợ về nhà ở theo QĐ 22 đã có sức lan tỏa rộng lớn, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc tích cực tham gia vào công tác hỗ trợ, ủng hộ, chăm lo đời sống của NCC với cách mạng, qua đó giúp NCC ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tại các địa phương vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khiến tiến độ triển khai rất chậm...

Giải quyết căn bản hỗ trợ nhà ở NCC trong 2 năm 2017 - 2018

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay, cả nước có khoảng 9 triệu NCC với cách mạng. Về cơ bản các hộ gia đình chính sách đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm, phần lớn các hộ gia đình chính sách đã có mức sống bằng hoặc cao hơn cuộc sống người dân nơi cư trú. QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ là sự tiếp nối và khẳng định sự quan tâm, ưu tiên chăm lo, đảm bảo vấn đề nhà ở đối với NCC với cách mạng. Quá trình tổ chức thực hiện đã đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, với tinh thần công khai, minh bạch, triển khai đồng bộ tại các đại phương. Từ đó, tạo ra sự phấn khởi trong nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, trong 10 năm qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã vận động được kinh phí để xây mới 90.000 căn nhà và sửa chữa 75.000 căn nhà cho gia đình người có công.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: "Việc triển khai chính sách nhà ở người có công phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng".

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22 giai đoạn 2, phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho 299.920 hộ gia đình có công với cách mạng còn lại theo số liệu mà các địa phương đã báo cáo (trong đó bao gồm 18.833 hộ đề nghị bổ sung thêm) trong 2 năm 2017-2018.

Về việc triển khai QĐ 22 trong giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở NCC phải được thực  hiện nghiêm túc, đúng tinh thần pháp lệnh ưu đãi NCC,  NQ 494 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đặc biệt là QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở  phải  đúng đối tượng, đúng mục đích, cần công khai, minh bạch tránh thất thoát. Kiên quyết không để trục lợi chính sách, không được để tiền nhà nước, người dân hỗ trợ để đi nhầm vào nhà cán bộ, đi nhầm vào nhà giàu, đi nhầm vào không đúng đối tượng chính sách”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, trong năm 2017 - 2018 sẽ ưu tiên theo thứ tự cho các đối tượng: Thứ nhất, những gia đình liệt sĩ, sau đó gia đình thương binh nhưng có hoàn cảnh nhà ở rất khó khăn,  thứ 3 ưu tiên đến những gia đình chính sách đã xây mới hoặc sửa chữa nhà và đã được các cấp chính quyền đồng ý nhưng chưa được hỗ trợ tiền. Trong 2 năm 2017 - 2018, tập trung hỗ trợ, ưu tiên cấp vốn, giải quyết căn bản hỗ trợ nhà ở NCC, những trường hợp nào còn sót lại giải quyết nốt trong năm 2019 không để chính sách kéo dài mãi.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng  đề nghị, các địa phương cũng cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ, đẩy mạnh xã hội hóa việc tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với những gia đình NCC có khó khăn về nhà ở, tránh tư tưởng chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc Thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 22/2013/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở của các địa phương.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, tổng hợp các ý kiến kiến nghị báo cáo Chính phủ để có các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Rà soát lại, rà soát kỹ, đúng đối tượng yêu cầu cần phải hỗ trợ. Xây dựng, hoàn chỉnh  đề án hỗ trợ nhà ở NCC cụ thể tại các địa phương đặc biệt là việc tổ chức thực hiện và huy động các nguồn lực tại địa phương. Lồng ghép chương trình nhà ở NCC với các chương trình nhà ở khác, bố trí kế hoạch phù hợp đảm bảo hiệu quả nhất. Đảm bảo công khai, minh bạch, chống tiêu cực trong thực hiện chính sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc đầu tư hỗ trợ nhà ở NCC, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong dân.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đề ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt việc hỗ trợ về nhà ở cho NCC. Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động tìm mọi nguồn lực để cùng Chính phủ thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công, tránh tình trạng NCC khó khăn về nhà ở.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.375.646
Đang truy cập: 947