Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Phối hợp "3 bên" chi trả chính sách trợ giúp xã hội bằng phương thức điện tử
Ngày cập nhật 12/10/2021
Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH điều hành Hội nghị triển khai

Ít nhất 80% đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) tại cộng đồng nhận chi trả qua tài khoản đến đầu năm 2022 là mục tiêu của tỉnh về việc triển khai chi trả chính sách TGXH bằng phương thức điện tử trên toàn tỉnh. Nội dung này được đưa ra thảo luận, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại hội nghị trực tuyến do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức vào chiều 8/10

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, các đơn vị cung cấp dịch vụ: Bưu điện tỉnh, Viettel Thừa Thiên Huế, VietinBank Thừa Thiên Huế; các đầu cầu cấp huyện, cấp xã. Tại điểm cầu Hà Nội có đại diện lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội- Bộ LĐTB&XH, đại diện Ngân hàng Thế giới.

Kết quả bước đầu

Thừa Thiên Huế là một trong ba địa phương được Bộ LĐTB&XH chọn thí điểm chi trả chính sách TGXH không dùng tiền mặt năm 2021. Từ tháng 3/2021, Sở LĐTB&XH đã tham mưu UBND tỉnh lựa chọn 2 địa phương là TX. Hương Thủy và huyện Phú Lộc triển khai thực hiện. Đơn vị cũng tổ chức hội thảo cấp tỉnh và tại 2 địa phương thí điểm về "Thí điểm chi trả chính sách TGXH không dùng tiền mặt" nhằm đánh giá khả năng ứng dụng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách TGXH, quy trình và nội dung thí điểm, công tác phối hợp thực hiện trong triển khai thí điểm chi trả.

Sau thời gian thực hiện thí điểm, tại địa bàn TX. Hương Thủy, đơn vị cung ứng dịch vụ là VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bưu điện tỉnh và UBND các xã, phường tiến hành thu thập thông tin mở tài khoản cho 2.254 đối tượng TGXH, người được ủy quyền và thực hiện chi trả qua tài khoản kể từ tháng 6/2021. Đến tháng 10/2021, đơn vị thực hiện chi trả bằng phương thức điện tử cho 2.053/4.716 đối tượng qua tài khoản với số tiền 791,91 triệu đồng, chiếm 43,5% tổng số đối tượng trên địa bàn. Số đối tượng còn lại đang được VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bưu điện tỉnh và các xã, phường tiếp tục rà soát mở tài khoản cho đối tượng, người ủy quyền đủ điều kiện.

Tại huyện Phú Lộc, đơn vị cung ứng dịch vụ là Viettel đã phối hợp với 17 xã, thị trấn thu thập thông tin, ghi hồ sơ đăng ký mở tài khoản ViettelPay cho các đối tượng TGXH. Đến tháng 9/2021, có 8.364 đối tượng được chi trả bằng phương thức điện tử với kinh phí hơn 3,043 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 100% đối tượngTGXH trên địa bàn.

Qua việc triển khai chi trả chính sách TGXH không dùng tiền mặt tại huyện Phú Lộc và TX. Hương Thủy, phương thức chi trả này có nhiều ưu việt, đa dạng hệ sinh thái trong dịch vụ để người dân sử dụng, tạo sự thuận tiện, nhanh gọn cho đối tượng, tránh tập trung đông người cũng như không mất nhiều nhân lực, thời gian để thực hiện việc chi trả, thuận lợi trong công tác thanh quyết toán kinh phí, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19...

Tuy nhiên, phương thức chi trả mới này vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc. Đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội chủ yếu là trẻ em mồ côi, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên nên số đối tượng đủ điều kiện nhận trực tiếp rất thấp mà chủ yếu thông qua người ủy quyền. Tại thị xã Hương Thủy đối tượng ủy quyền chiếm 70%, ở huyện Phú Lộc chiếm 68%.

Bà Dương Thị Kim Tú, Trưởng Phòng LĐTB&XH TX. Hương Thủy cho biết, hiện số đối tượng là người cao tuổi trên 80 tuổi chiếm cao. Do sức khỏe yếu, đi lại khó khăn nên địa phương vận động thực hiện ủy quyền, nhưng nhiều người cao tuổi vẫn muốn tự nhận, không ủy quyền cho người nhà nhưng họ lại không có số điện thoại nên không thể mở được tài khoản và hiện vẫn phải thực hiện phương thức chi trả bằng tiền mặt.

Thay đổi thói quen

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 297 về việc triển khai thực hiện chi trả chính sách TGXH bằng phương thức điện tử trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đến tháng 1/2022 có 100% xã, phường, thị trấn chuyển sang phương thức chi trả điện tử, ít nhất 80% đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách TGXH tại cộng đồng nhận chi trả qua tài khoản.

Đơn vị cung ứng dịch vụ tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đối tượng hưởng chính sách về những lợi ích, tính ưu việt khi đăng ký nhận chi trả qua tài khoản

Viettel Thừa Thiên Huế được chọn triển khai chi trả chính sách TGXH bằng phương thức điện tử cho đối tượng qua tài khoản ViettelPay tại các xã, phường phía Bắc TP. Huế: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long,  Hương Sơ,  Hương Vinh, Hải Dương, Kim Long, Phú Hậu, Thuận Hòa, Tây Lộc, Thuận Lộc, Hương Phong, Hương Thọ và các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới.

VietinBank, Bưu điện Thừa Thiên Huế triển khai chi trả chính sách TGXH bằng phương thức điện tử cho đối tượng qua tài khoản ngân hàng VietinBank kết hợp chi trả qua Bưu điện tại các xã, phường phía Nam TP. Huế: An Cựu, An Đông, An Tây, Phú Hội, Phú Nhuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú, Thủy Bằng, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thuận An và các huyện Phú Vang, Nam Đông, TX. Hương Trà.

Trước những băn khoăn, thắc mắc về phí mở tài khoản cũng như sử dụng dịch vụ, đại diện Ngân hàng VietinBank Thừa Thiên Huế khẳng định, đơn vị áp dụng miễn phí vô thời hạn tất cả các danh mục đối với đối tượng hưởng chính sách TGXH và chủ tài khoản được nhận tiền đến số dư cuối cùng trong thẻ. Ngoài ra, điện thoại là công cụ quan trọng nhất cần phải có để chi trả bằng phương tiện điện tử, nên phía đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ xem xét hỗ trợ cũng như vận động trang bị đối với những hồ sơ đăng ký nhưng chưa có điện thoại để tăng đối tượng nhận chi trả qua tài khoản.

Thời gian qua, ngành LĐTB&XH đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đổi mới chi trả các chính sách bằng phương thức điện tử. Nhất là từ đầu tháng 10 vừa qua, 100% đối tượng người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp ưu đãi qua Bưu điện, nên người dân đang quen dần với phương thức chi trả mới này. Để tiếp tục thực hiện thành công và tạo sự đồng thuận hưởng ứng của đối tượng hưởng chính sách, bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho rằng, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 bên "Phòng LĐTB&XH- xã, phường- đơn vị cung cấp dịch vụ" trong việc hỗ trợ tuyên truyền chủ trương, hướng dẫn các quy trình, thủ tục cho đối tượng hưởng chính sách mà không nên phân vai, tách bạch công việc. Vì thực tế ở địa phương nào thiếu sự hỗ trợ, phối hợp giữa các bên thì ở đó tỷ lệ đối tượng tham gia nhận chi trả theo phương thức điện tử còn thấp.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Nguyệt Nga, Chuyên gia Kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), triển khai thực hiện việc chi trả chính sách TGXH bằng phương thức điện tử đã tạo điều kiện hơn cho người dân, tăng chất lượng phục vụ; giảm gánh nặng chi phí của nhà nước. Mặc dù còn gặp khó khăn, nhưng để đem lại thành công, cần sự tích cực, nhiệt tình của lãnh đạo cấp xã, lực lượng cán bộ làm công tác chính sách từ xã đến thôn, tổ trong công tác vận động, truyền thông, giúp người dân nắm được chủ trương và các tiện ích của phương thức chi trả bằng điện tử mang lại.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội- Bộ LĐTB&XH cũng cho rằng, không chỉ  phù hợp với xu thế không dùng tiền mặt  trên thế giới và trong nước, phương  thức chi trả điện tử này còn rất  phù hợp trong điều kiện hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giúp chủ tài khoản sử dụng để thanh toán, giao dịch mua hàng qua thẻ. Hơn nữa, chính sự tham gia thực hiện nhận chi trả của các đơn vị cung cấp dịch vụ còn giúp quản lý, cập nhật đối tượng cho địa phương, qua đó giúp địa phương, cơ quan thực hiện chính sách kịp thời thống kê, nắm bắt biến động đối tượng tăng, đối tượng giảm trong quá trình chi trả, hạn chế chi không đúng đối tượng, đối tượng đã chết vẫn còn chi trả.

Nguồn: Báo Thửa Thiên Huế

Ngô Thị Nguyệt Ánh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.138.039
Đang truy cập: 362