Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho người lao động
Ngày cập nhật 22/01/2018

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm năm 2018 thì tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và đưa lao động đi làm việc ở các trung tâm kinh tế trong cả nước; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; Đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm... nhằm đạt được mục tiêu giải quyết việc làm cho từ 16.000 - 16.500 lao động trên địa bàn.

Tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động

         Tính đến thời điểm 01/7/2017,  toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.777 doanh nghiệp đang hoạt động và có 616,2 nghìn người lao động đang làm việc, tăng 1,6% so với năm 2016, trong đó, 173,9 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng 154,2 nghìn người, khu vực dịch vụ 288,1 nghìn người. Thông qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may và thông qua Lễ hội Festival và hoạt động của sàn giao dịch việc làm nên trong năm 2017 tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm mới cho 16.458 lao động, tăng hơn 1.000 lao động so với cùng kỳ năm 2016 và đưa 702 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trong đó, doanh nghiệp tự tuyển 9.950 lao động, doanh nghiệp tuyển thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm, Sàn giao dịch việc làm 2.725 lao động và tự tạo việc làm là 1.821 lao động.

Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển nên trong năm 2017 chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước và tập trung vào một số ngành như Sản xuất may mặc tăng 18,21%, sản xuất hóa chất tăng 95,53%, sản xuất khoáng phi kim loại tăng 35,25%, sản xuất kim loại đúc sẵn tăng gấp 2,5 lần…

       Theo ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thì công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua luôn ổn định. Sự phát triển của các doanh nghiệp may, các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch, dịch vụ đã góp phần giải quyết việc làm mới cho nhiều lao động. Hiện tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp thuận lợi để thu hút đầu tư; tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động.

May mặc là một trong những ngành giải quyết việc làm lớn cho lao động địa phương

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho người lao động

       Trong mục tiêu giải quyết việc làm cho 16.000 - 16.500 lao động năm 2018 thì tỉnh sẽ phấn đấu tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho từ 13.500 - 14.000 lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho 1.800 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm; đưa tối thiểu 700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có ít nhất 100 lao động thuộc diện chính sách được hỗ trợ; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tối thiểu 62%.

       Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế so sánh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; Tập trung khai thác và đưa lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao, tình hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định và đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa liên bang Đức; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhằm tăng số lượng người lao động thuộc diện chính sách đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển; Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; đồng thời kết nối với các tỉnh khác trong toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các công ty có chức năng xuất khẩu lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động trong tỉnh; Làm tốt công tác định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, thu hút được nhiều người tham gia học nghề, tạo điều kiện cho người học được trang bị kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, thái độ nghề nghiệp, đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và nước ngoài; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức...

Sở LĐTB&XH tổ chức hội thảo nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc
 để công tác đào tạo nghề ngày càng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 6.993.080
Đang truy cập: 1.426