Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Chương trình tổng thể cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 27/06/2022

Ngày 24/6/2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình số 1742/CTr-SLĐTBXH tổng thể cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

Với Mục đích:

a) Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, công chức, viên chức về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; phấn đấu hoàn thành việc chuyển đổi số trong toàn Sở, tạo nền tảng để vận hành chính quyền số, xây dựng các dịch vụ cơ bản góp phần hình thành xã hội số;

b) Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi về đẩy mạnh CCHC theo hướng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, trong đó, lấy chuyển đổi số làm gốc, là đòn bẩy trong mọi hoạt động. Phân công cụ thể trách nhiệm của từng phòng, đơn vị trực thuộc Sở, từng cá nhân trong công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung nhiệm vụ được hoàn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu, tiến độ quy định, góp phần nâng cao vị thế của Sở trong thời gian tới;

c) Xác định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, các chi ủy, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở trong việc thực hiện Chương trình; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác CCHC, xây dựng chính quyền số của Sở đối với đội ngũ công chức, viên chức, đảng viên trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ;

d) CCHC phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong CCHC nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp với yêu cầu của tỉnh;

đ) Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với định hướng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông là khâu đột phá; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;

e) Triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện nền tảng chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính cơ quan và chất lượng

phục vụ người dân, doanh nghiệp; trên cơ sở dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới hình thành chính quyền số, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh;

g) Tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số sẵn sàng và ứng dụng CNTT (ICT) và chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Sở;

Để đạt được các mục đích trên, cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau

1. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo trong quá trình đẩy mạnh CCHC gắn với chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh hướng đến chính quyền số, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan

2. Tiếp tục cải cách thể chế

a) Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, rà soát VBQPPL để kịp thời phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật;

b) Chủ động rà soát pháp luật thuộc lĩnh vực ngành theo dõi, quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn;

3. Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả

a) Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách, kiểm soát TTHC một cách hiệu quả và toàn diện, bám sát các mục tiêu, yêu cầu cải cách của Chính phủ, của tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; ưu tiên tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC được giao gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính;

b) Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý của Sở; tăng cường việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức, viên chức của Sở tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tụy phục vụ Nhân dân;

4. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tổ chức bộ má y hành chính nhà nước

a) Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở để ngày càng tinh gọn và hoạt động có hiệu quả;

b) Thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở, của các phòng, đơn vị thuộc Sở theo hướng ngày càng phân định rõ nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ; thực hiện đúng nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”, đồng thời phát huy vai trò phối hợp giữa các phòng, đơn vị và các cơ quan liên quan trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

5. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ

a) Triển khai thực hiện nghiêm túc các VBQPPL về xây dựng, quản lý đội ngũ công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức, bảo đảm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới;

b) Thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch; thực hiện việc bổ nhiệm, luân chuyển công chức lãnh đạo, viên chức quản lý theo quy định pháp luật;

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tài chính công

a) Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định phấp luật;

b) Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, nhiệm vụ; công khai minh bạch tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

a) Nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo công nghệ mới đảm bảo đủ năng lực vận hành các hệ thống thông tin quan trọng của Sở đáp ứng thực hiện chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh; đảm bảo đủ năng lực lưu trữ và phát triển dữ liệu số;

b) Chủ động xây dựng, hoàn thiện và phát triển Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số của ngành trong giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu: “4 không” (Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không tiền mặt) và “một có” (Dữ liệu có chuyển đổi số). Đổi mới phương thức làm việc, phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền số; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT, xem đây là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính;

8. Ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính quyền số

a) Ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, ứng dụng CNTT; có chế độ, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp tham mưu trong lĩnh vực CCHC để kịp thời động viên, khích lệ và góp phần nâng cao chất lượng công tác CCHC của Sở;

b) Đảm bảo mức chi tối thiểu cho hoạt động ứng dụng CNTT trong định mức chi thường xuyên hàng năm của Sở.

9. Đổi mới, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả của công tác kiểm tra

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác CCHC đối với các phòng, đơn vị thuộc Sở để kịp thời rút kinh nghiệm, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Hữu Trí - VPS
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.001.090
Đang truy cập: 1.583