Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Quay lại12345Xem tiếp
 
Quyết tâm cao để giảm nghèo ở Nam Đông
Ngày cập nhật 30/11/2017

Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều mới để đưa vào kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững với quyết tâm cao và những giải pháp cụ thể, sát thực theo kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều.

 

Hộ nghèo tăng gấp đôi theo chuẩn mới.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, thời gian qua huyện đã quan tâm công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các  xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành.

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung dẫn đầu làm việc với UBND huyện Nam Đông

Quyết tâm giảm nghèo

Từ điều kiện và thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Nam Đông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đề nghị Nam Đông cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào tộc thiểu số trong sinh hoạt và tiêu dùng; ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Về giải pháp tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, Giám đốc sở Lao động - Thương binh , Nguyễn Thanh Kiếm cho biết, Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, tạo thêm việc làm cho lao động. Nhưng để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, Nam Đông cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Theo Lê Thị Thu Hương, đề án giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 của huyện đã có nhiều giải pháp, trước tiên là thực hiện tốt các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…Trong khả năng nguồn ngân sách của huyện và các nguồn huy động khác, huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ nghèo cải thiện về điều kiện sống như hỗ trợ làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho những hộ nghèo đang ở nhà tạm, bị hư hỏng nặng và các nhà tiêu hợp vệ sinh…Năm 2016, phấn đấu có giảm khoảng 100 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, công tác giảm nghèo đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thời gian thực hiện, vì vậy, Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều để đưa vào kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, sát thực và bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, cần quan tâm tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi thói quen sinh hoạt truyền thống, thực tế là các nhà tiêu của người dân đều nằm ven suối, mà suối lại là nguồn nước sinh hoạt chính, như vậy rất dễ phát sinh dịch bệnh, không an toàn về sức khỏe cũng như môi trường sống. Về nguồn lực đầu tư, huyện cũng phải rà soát các nguồn lực cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quyết tâm cao để giảm nghèo ở Nam Đông
Ngày cập nhật 30/11/2017

Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều mới để đưa vào kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững với quyết tâm cao và những giải pháp cụ thể, sát thực theo kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều.

 

Hộ nghèo tăng gấp đôi theo chuẩn mới.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, thời gian qua huyện đã quan tâm công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các  xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành.

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung dẫn đầu làm việc với UBND huyện Nam Đông

Quyết tâm giảm nghèo

Từ điều kiện và thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Nam Đông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đề nghị Nam Đông cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào tộc thiểu số trong sinh hoạt và tiêu dùng; ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Về giải pháp tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, Giám đốc sở Lao động - Thương binh , Nguyễn Thanh Kiếm cho biết, Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, tạo thêm việc làm cho lao động. Nhưng để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, Nam Đông cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Theo Lê Thị Thu Hương, đề án giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 của huyện đã có nhiều giải pháp, trước tiên là thực hiện tốt các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…Trong khả năng nguồn ngân sách của huyện và các nguồn huy động khác, huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ nghèo cải thiện về điều kiện sống như hỗ trợ làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho những hộ nghèo đang ở nhà tạm, bị hư hỏng nặng và các nhà tiêu hợp vệ sinh…Năm 2016, phấn đấu có giảm khoảng 100 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, công tác giảm nghèo đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thời gian thực hiện, vì vậy, Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều để đưa vào kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, sát thực và bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, cần quan tâm tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi thói quen sinh hoạt truyền thống, thực tế là các nhà tiêu của người dân đều nằm ven suối, mà suối lại là nguồn nước sinh hoạt chính, như vậy rất dễ phát sinh dịch bệnh, không an toàn về sức khỏe cũng như môi trường sống. Về nguồn lực đầu tư, huyện cũng phải rà soát các nguồn lực cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quyết tâm cao để giảm nghèo ở Nam Đông
Ngày cập nhật 30/11/2017

Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều mới để đưa vào kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững với quyết tâm cao và những giải pháp cụ thể, sát thực theo kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều.

 

Hộ nghèo tăng gấp đôi theo chuẩn mới.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, thời gian qua huyện đã quan tâm công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các  xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành.

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung dẫn đầu làm việc với UBND huyện Nam Đông

Quyết tâm giảm nghèo

Từ điều kiện và thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Nam Đông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đề nghị Nam Đông cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào tộc thiểu số trong sinh hoạt và tiêu dùng; ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Về giải pháp tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, Giám đốc sở Lao động - Thương binh , Nguyễn Thanh Kiếm cho biết, Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, tạo thêm việc làm cho lao động. Nhưng để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, Nam Đông cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Theo Lê Thị Thu Hương, đề án giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 của huyện đã có nhiều giải pháp, trước tiên là thực hiện tốt các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…Trong khả năng nguồn ngân sách của huyện và các nguồn huy động khác, huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ nghèo cải thiện về điều kiện sống như hỗ trợ làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho những hộ nghèo đang ở nhà tạm, bị hư hỏng nặng và các nhà tiêu hợp vệ sinh…Năm 2016, phấn đấu có giảm khoảng 100 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, công tác giảm nghèo đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thời gian thực hiện, vì vậy, Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều để đưa vào kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, sát thực và bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, cần quan tâm tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi thói quen sinh hoạt truyền thống, thực tế là các nhà tiêu của người dân đều nằm ven suối, mà suối lại là nguồn nước sinh hoạt chính, như vậy rất dễ phát sinh dịch bệnh, không an toàn về sức khỏe cũng như môi trường sống. Về nguồn lực đầu tư, huyện cũng phải rà soát các nguồn lực cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quyết tâm cao để giảm nghèo ở Nam Đông
Ngày cập nhật 30/11/2017

Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều mới để đưa vào kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững với quyết tâm cao và những giải pháp cụ thể, sát thực theo kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều.

 

Hộ nghèo tăng gấp đôi theo chuẩn mới.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, thời gian qua huyện đã quan tâm công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các  xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành.

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung dẫn đầu làm việc với UBND huyện Nam Đông

Quyết tâm giảm nghèo

Từ điều kiện và thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Nam Đông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đề nghị Nam Đông cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào tộc thiểu số trong sinh hoạt và tiêu dùng; ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Về giải pháp tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, Giám đốc sở Lao động - Thương binh , Nguyễn Thanh Kiếm cho biết, Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, tạo thêm việc làm cho lao động. Nhưng để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, Nam Đông cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Theo Lê Thị Thu Hương, đề án giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 của huyện đã có nhiều giải pháp, trước tiên là thực hiện tốt các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…Trong khả năng nguồn ngân sách của huyện và các nguồn huy động khác, huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ nghèo cải thiện về điều kiện sống như hỗ trợ làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho những hộ nghèo đang ở nhà tạm, bị hư hỏng nặng và các nhà tiêu hợp vệ sinh…Năm 2016, phấn đấu có giảm khoảng 100 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, công tác giảm nghèo đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thời gian thực hiện, vì vậy, Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều để đưa vào kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, sát thực và bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, cần quan tâm tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi thói quen sinh hoạt truyền thống, thực tế là các nhà tiêu của người dân đều nằm ven suối, mà suối lại là nguồn nước sinh hoạt chính, như vậy rất dễ phát sinh dịch bệnh, không an toàn về sức khỏe cũng như môi trường sống. Về nguồn lực đầu tư, huyện cũng phải rà soát các nguồn lực cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quyết tâm cao để giảm nghèo ở Nam Đông
Ngày cập nhật 30/11/2017

Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều mới để đưa vào kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững với quyết tâm cao và những giải pháp cụ thể, sát thực theo kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều.

 

Hộ nghèo tăng gấp đôi theo chuẩn mới.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, thời gian qua huyện đã quan tâm công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các  xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành.

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung dẫn đầu làm việc với UBND huyện Nam Đông

Quyết tâm giảm nghèo

Từ điều kiện và thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Nam Đông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đề nghị Nam Đông cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào tộc thiểu số trong sinh hoạt và tiêu dùng; ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Về giải pháp tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, Giám đốc sở Lao động - Thương binh , Nguyễn Thanh Kiếm cho biết, Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, tạo thêm việc làm cho lao động. Nhưng để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, Nam Đông cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Theo Lê Thị Thu Hương, đề án giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 của huyện đã có nhiều giải pháp, trước tiên là thực hiện tốt các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…Trong khả năng nguồn ngân sách của huyện và các nguồn huy động khác, huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ nghèo cải thiện về điều kiện sống như hỗ trợ làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho những hộ nghèo đang ở nhà tạm, bị hư hỏng nặng và các nhà tiêu hợp vệ sinh…Năm 2016, phấn đấu có giảm khoảng 100 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, công tác giảm nghèo đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thời gian thực hiện, vì vậy, Nam Đông cần rà soát cụ thể thực trạng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí và hướng tiếp cận chuẩn đa chiều để đưa vào kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, sát thực và bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, cần quan tâm tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi thói quen sinh hoạt truyền thống, thực tế là các nhà tiêu của người dân đều nằm ven suối, mà suối lại là nguồn nước sinh hoạt chính, như vậy rất dễ phát sinh dịch bệnh, không an toàn về sức khỏe cũng như môi trường sống. Về nguồn lực đầu tư, huyện cũng phải rà soát các nguồn lực cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 6.973.560
Đang truy cập: 471