Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 108 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
Ngày cập nhật 29/01/2024

Ngày 26/01/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Theo đó,

1. Mục tiêu quy hoạch:

- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh;

- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao;

- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

b) Tầm nhìn đến năm 2065:

Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Festival nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hướng đến hội nhập với các đô thị nổi bật tầm cỡ châu Á và thế giới; có trình độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, kết nối thuận lợi với quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt tốc độ cao; có nền sản xuất phát triển, hệ thống dịch vụ và logistics hiệu quả. Đó là các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và cả nước về văn hoá, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

2. Quy mô và chỉ tiêu phát triển đô thị

a) Quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; số khách du lịch dự kiến đạt 10-12 triệu lượt;

- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 75%; số khách du lịch dự kiến đạt 14-18 triệu lượt;

- Tầm nhìn đến năm 2065: Dân số toàn đô thị có thể dung nạp tối đa khoảng 2.300.000 người.

(Dự báo và phân bổ quy mô dân số toàn đô thị Thừa Thiên Huế theo các
giai đoạn phát triển xem Phụ lục I).

3. Các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển

a) Dự án ưu tiên đầu tư:

Các dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với danh mục được xác định trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023. Trong giai đoạn đầu ưu tiên Chương trình phát triển đô thị; lập khu vực phát triển đô thị; kế hoạch phát triển đô thị; lập quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu cho khu vực đô thị trung tâm, quy hoạch nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng các chương trình, dự án để cải thiện chất lượng môi trường đô thị - nông thôn và công trình hạ tầng liên vùng. Cụ thể:

- Khu vực đô thị trung tâm:

+ Quận phía Bắc sông Hương: Đầu tư, hoàn thiện khu trung tâm hành chính tập trung, phát triển các khu đô thị mới phục vụ di dân và hình thành trung tâm đô thị; tiếp tục di dời dân cư khu vực Kinh thành đảm bảo yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế. Cải tạo hệ thống sông hồ, chỉnh trang đô thị, tái cơ cấu lại các không gian công cộng;

+ Quận phía Nam sông Hương: Đầu tư phát triển du lịch, đô thị biển tại Thuận An, Hải Dương; hoàn thiện các chức năng của khu vực đô thị mới An Vân Dương và hệ thống hạ tầng kết nối; xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung và các khu chức năng về dịch vụ, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ;

+ Quận Hương Thủy: Đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I. Hoàn thành đường Tố Hữu kéo dài, các trục chính đô thị khác, thu hút đầu tư phát triển đô thị từ Thủy Dương tới Phú Bài. Hoàn thiện khu công nghiệp Phú Bài, phát triển khu quần thể sân gôn - Làng du lịch sinh thái phong cảnh Việt Nam, nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài;

+ Quận Hương Trà: Hoàn thành các khu đô thị và khu công nghiệp Tứ Hạ. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hướng đến theo tiêu chí đô thị loại I.
- Đô thị Phong Điền: Đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và mở rộng khu công nghiệp Phong Điền để thu hút dân cư, lao động; hình thành khu vực công nghiệp dầu khí và cảng Phong Điền; phát triển khu du lịch biển từ Điền Môn đến Điền Hòa, phát triển khu du lịch Thanh Tân;

- Đô thị Chân Mây: Triển khai đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tại Khu kinh tế; đầu tư mở rộng và hoàn thiện cảng Chân Mây; thu hút các khu vực du lịch có giá trị của Lăng Cô - Cảnh Dương; đầu tư khu vực đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III;

- Các đô thị khác: Đầu tư hạ tầng để mở rộng và nâng cấp các thị trấn, đô thị loại V thuộc huyện đáp ứng tiêu chí của Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 về phân loại đô thị;

- Khu vực nông thôn: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với hệ thống hạ tầng đồng bộ tiệm cận tiêu chí đô thị. Chuyển đổi mô hình nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Quỹ đất dự trữ phát triển tại các huyện dự kiến lên quận, thành phố, thị xã, thị trấn được quy hoạch xây dựng các khu chức năng đô thị trong đồ án quy hoạch cấp dưới đáp ứng các tiêu chí Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Quỹ đất dự trữ phát triển nông thôn được quy hoạch xây dựng khu nhà ở xã hội, tái định cư, khu dân cư nông thôn mới gắn với các khu vực du lịch, thương mại, dịch vụ, logistics thúc đẩy kinh tế địa phương. Khi thực hiện cần tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.001.090
Đang truy cập: 1.628