Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
Ngày cập nhật 06/03/2014

Ngày 25 tháng 02 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 370/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2014.

Theo đó, tổng chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2014 cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh là 3.500 người, trong đó: Lao động học nghề phi nông nghiệp: 2300 người; lao động học nghề nghề nông nghiệp: 1.200 người.

Đối tượng đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg gồm có 03 nhóm; Nhóm 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; Nhóm 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo; Nhóm 3: Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề.

Ngoài đối tượng nêu trên còn bổ sung cho lao động của các phường, thị trấn nhưng vẫn còn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; lao động là dân vạn đò trong Chương trình trọng điểm định cư dân vạn đò sông Hương của UBND thành phố Huế; lao động  thuộc các làng nghề trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống; lao động là người khuyết tật (bao gồm cả khu vực thành thị).

Tỉnh sẽ tập trung đào tạo với 16 nhóm nghề nông nghiệp như trồng trọt (trồng hoa ly, các loại nấm ăn, rau màu...) chăn nuôi, thú y (chăn nuôi gà, lợn, cách phòng chữa bệnh cho gia súc...); nuôi trồng thủy sản (nuôi cá, nuôi tôm nước ngọt...) và 45 nhóm nghề phi nghiệp như: may công nghiệp, hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng… với tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề 4,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

UBND tỉnh giao: Sở lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định để lựa chọn các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo từng ngành nghề phù hợp với từng địa bàn. Thống nhất với Chủ tịch UBND các địa phương về các nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn. Chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các cơ sở dạy nghề đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả trong công tác đào tạo; chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư  căn cứ và chức năng và quyền hạn phối hợp với Sở lao động – Thương binh và Xã hội chủ động thực hiện cấp phát và thanh quyết toán, kiểm tra và sử dụng nguồn kinh phí này theo đúng quy định hiện hành: Chủ tịch UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và tình hình thực tế trên địa bàn thống nhất với Sở lao động – Thương binh và Xã hội bằng văn bản về danh mục nghề cần đào tạo cho lao động nông thôn, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm: Các cơ sở tham gia đào tạo nghề có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên và người dạy nghề, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo đối với từng đối tượng lao động phù hợp với trình độ, kiến thức; đảm bảo áp dụng và phát huy kiến thức vào thực tiễn trong cuộc sống./.

Lê Văn Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.040.757
Đang truy cập: 957