Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Tích cực hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch
Ngày cập nhật 15/10/2021

Sau khi các tỉnh phía Nam “nới lỏng” các điều kiện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, lượng người lao động Thừa Thiên Huế từ các tỉnh phía Nam về địa phương rất lớn. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tích cực hỗ trợ giới thiệu việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề cho số lao động về quê này

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế, thời gian qua, đại dịch Covid-19 bùng phát tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã ảnh hưởng rất lớn đến công ăn việc làm, đời sống của người lao động, trong đó có công dân Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu toàn tỉnh, hiện nay có khoảng 25.160 người trong độ tuổi lao động trở về địa phương. Trong đó, có 16.198 người có nhu cầu việc làm, học nghề và vay vốn tạo việc làm, chiếm 64,4% số lao động trong độ tuổi lao động ngoại tỉnh trở về địa phương; 9.791 người có nhu cầu giới thiệu việc làm; 1.431 lao động có nhu cầu học nghề; 342 người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 4.618 người có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm.

Sau khi rà soát, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế khẩn trương, nắm tình hình, thực hiện tổng hợp chi tiết lao động theo trình độ, nghề nghiệp cũng như nhu cầu giới thiệu việc làm của những người lao động trở về địa phương nhằm kịp thời đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động phù hợp với từng người lao động có nhu cầu.

Trên tinh thần đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan liên quan tuyên truyền kết nối cung - cầu lao động, giải quyết việc làm thông qua việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhằm tuyên truyền, thông báo, hướng dẫn người lao động đăng ký nhu cầu tìm việc làm.

Nhu cầu việc làm với lực lượng lao động về quê do ảnh hưởng dịch bệnh là rất lớn

Bên cạnh đó, tổ chức sàn giao dịch việc làm, tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với chính quyền địa phương giới thiệu việc làm tại chỗ thông qua các ngành nghề tuyền thống, các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp giúp người lao động giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập.

Hỗ trợ chính sách vay vốn giải quyết việc làm đối với những người có nhu cầu cũng sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tự tạo việc làm riêng, tự khởi nghiệp, lập nghiệp, qua đó có thể giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương sau này.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã giao các Sở, ngành liên quan tham mưu kế hoạch về triển khai đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, chương trình hành động thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động Thừa Thiên Huế trở về địa phương do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Mục tiêu đặt ra là hỗ trợ cho khoảng 2.000 người lao động Thừa Thiên Huế trở về địa phương và lao động tại chỗ có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp được đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm phù hợp. Phấn đấu 100% người lao động Thừa Thiên Huế trở về từ vùng dịch trong độ tuổi lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.

Bên cạch đó, việc xây dựng các mô hình sinh kế để giải quyết việc làm cho người lao động cũng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm giúp người lao động sớm có việc làm, ổn định cuộc sống.

Song song đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã lên kế hoạch tuyển dụng số lao động trở về địa phương.

Ông Dương Tuấn Anh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, hiện nay đã có 30-40 đơn vị của hiệp hội đăng ký tiếp nhận lao động với khoảng 9.000 lao động, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dệt may. “Hiện nay các đơn vị đang tiến hành lên danh sách, ngành nghề, trình độ tay nghề cụ thể từng lao động để các đơn vị tuyển dụng lựa chọn cho phù hợp. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành sơ tuyển lao động và đảm bảo các nguyên tắc về y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.

Theo ông Hồ Nam Phong - Trưởng phòng nhân sự Công ty CP Dệt may Huế (HUEGATEX), hiện tại công ty đã tuyển dụng được 80 lao động là những người từ các tỉnh phía Nam về quê do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Theo kế hoạch, thời gian tới, đơn vị sẽ tăng chuyền, tăng máy và tuyển tiếp khoảng 60 công nhân. Về điều kiện tuyển dụng chỉ kiểm tra, đánh giá tay nghề, còn các điều kiện về phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì áp dụng theo quy định của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Nguồn Báo Công thương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.029.261
Đang truy cập: 4.696