Tìm kiếm
Thừa Thiên Huế: Ban hành Kế hoạch phân công giúp đỡ các xã nghèo
Ngày cập nhật 10/02/2017

Ngày  25/01/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành  Kế hoạch số 16/KH-UBND về việc phân công các sở, ban, ngành đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, 57 sở, ban, ngành đoàn thể, trường học sẽ giúp đỡ 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% (3 sở, ban, ngành đoàn thể, trường học giúp đỡ 01 xã).

Với mục đích là làm chuyển biến nhận thức tự vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo, giúp hộ nghèo lập kế hoạch phát triển kinh tế, tạo thu nhập và nâng cao khả năng tiếp thu, tiếp cận thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước, vốn hỗ trợ của xã hội trong công tác giảm nghèo; Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 08/11/2016 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Ban Chấp chành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng bộ, chính quyền các cấp với người dân, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Từ mục đích trên, Kế hoạch đưa ra mục tiêu phấn đấu đưa 02 xã (Thượng Long và Hương Hữu), huyện Nam Đông và 10 xã huyện A Lưới (Hồng Thượng, A Ngo, Hồng Hạ, Hồng Bắc, Hồng Thuỷ, Hương Lâm, Bắc Sơn, A Đớt, Hồng Quảng, Đông Sơn) có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% năm 2015 giảm xuống dưới 25% vào cuối năm 2020. Tập trung giúp đỡ 07 xã ở huyện A Lưới (A Roàng, Hồng Kim, Nhâm, Hồng Vân, Hương Nguyên, Hồng Trung, Hồng Thái) để mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 4%, hạn chế thấp nhất hộ tái nghèo, đến cuối năm 2020 không còn nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo quá cao trên địa bàn.

Kế hoạch cũng xác định các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ chủ yếu bao gồm:

+ Vận động nguồn lực từ cơ quan, đơn vị mình hoặc từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để giúp đỡ hộ nghèo làm ăn, tìm việc làm, xóa nhà tạm, hỗ trợ khám, chữa bệnh, hỗ trợ việc học tập của con em hộ nghèo hoặc cận nghèo gặp rủi ro; hỗ trợ thiết bị dạy học, nhà văn hóa thôn, xã, làm đường giao thông, hệ thống chiếu sáng đường nông thôn, hỗ trợ xây dựng thư viện, tủ sách pháp luật xã, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý điều hành ở cấp xã…;

          + Giúp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học, nâng cao sản xuất, đời sống sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng giống mới năng suất cao phù hợp với lợi thế vùng sinh thái, hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, trợ giúp pháp lý…;

+ Hỗ trợ thực hiện kế hoạch giảm nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hộ nghèo về phát triển kinh tế, nhằm tạo thêm việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định được đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững;

          + Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng máy vi tính; tổ chức các phong trào xã hội học tập hiệu quả, an ninh trật tự; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân dân…;

          + Hướng dẫn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo biết cách lập kế hoạch chi tiêu trong tháng, trong năm để tiết kiệm đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất kinh doanh;

+ Hỗ trợ vốn trực tiếp để thực hiện mô hình sinh kế nhỏ, phù hợp với đặc điểm và thói quen chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nghèo;

          + Thăm hỏi, tặng quà động viên cho các đối tượng chính sách ưu đãi người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ rơi vào hòan cảnh khó khăn vào các ngày lễ hoặc dịp Tết Nguyên đán;

          + Làm cầu nối giúp xã, thôn, hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với các cơ quan chức năng thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều.

Nguyễn Văn Anh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 6.993.080
Đang truy cập: 985