Tìm kiếm
 
 
Hội nghị biểu dương “Gương nạn nhân vượt khó và Người chăm sóc tiêu biểu”
Ngày cập nhật 23/12/2014

Sáng ngày 23 tháng 12 năm 2014, tại Hội trường Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương Gương nạn nhân vượt khó và người chăm sóc tiêu biểu toàn tỉnh lần thứ nhất tháng 12 năm 2014.

Đến dự có các đại biểu ban, ngành cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và gần 70 nạn nhân và người chăm sóc tiêu biểu đã về dự đông đủ. Sau bài phát biểu khai mạc của tỉnh Hội, bài phát biểu chào mừng của lãnh đạoSở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đại biểu đã phát biểu tham luận nêu lên những thành tích vượt khó, vươn lên của tập thể và cá nhân, là sự kiện đánh dấu việc NNCĐDC tập hợp, đoàn kết trong một tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, cùng nhau chia sẻ những nổi đau da cam trong quá trình 10 năm từ khi thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh (22/12/2004 – 22/12/2014).

Chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua gần 40 năm qua, nhiều vết thương chiến tranh đã được hàn gắn, chúng ta được sống trong hòa bình độc lập, tự do. Nhưng nổi đau da cam vẫn còn đó, vẫn hoành hành giằng xé nhiều nạn nhân và gia đình họ, cứ mỗi ngày qua đi, lại có thêm nhiều nạn nhân qua đời, ốm đau, bệnh tật, nghèo đói và tuyệt vọng. Không chỉ với người trực tiếp bị phơi nhiễm mà cả những đứa trẻ vô tội thế hệ thứ 2, thứ 3 sinh sau chiến tranh cũng bị dị dạng, dị tật. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ nổi đau da cam mà nạn nhân và gia đình họ đang phải gánh chịu suốt cả cuộc đời. Mỹ đã sử dụng trên 110 nghìn tấn chất độc, phun rải xuống trên 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam, làm trên 3 triệu ha rừng bị phá hủy, 4.8 triệu người bị phơi nhiễm bởi chất độc da cam, đây là cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử loài người, hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chất độc gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo, gây di truyền qua nhiều thế hệ. Qua khảo sát tại 3 xã gần sân bay A So - A Lưới (A Đớt, Hương Lâm, Đông Sơn) có 150 cháu dưới 18 tuổi bị phơi nhiễm khá nặng trong đó có 2 cặp mẹ con, Trung ương hội chọn làm nhân chứng.

Trong chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhân dân tỉnh ta quả thật rất to lớn: Có khoảng 19 nghìn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, khoảng 10 nghìn người đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường, 4.500 người bị địch bắt, tra tấn, tù đày và đặc biệt có hơn 15.000 người bị phơi nhiễm bởi chất độc hóa học. Vấn đề này còn nhức nhối kéo dài nhiều thế hệ nữa. đảng, nhà nước, nhân dân ta và cộng đồng quốc tế, đang nổ lực khắc phục và đấu tranh đòi lại công bằng và đạo lý cho Nạn nhân chất độc da cam.

Trương Như Hùng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.040.757
Đang truy cập: 1.363