Tìm kiếm
 
 
Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và các chế độ chính sách
Ngày cập nhật 27/07/2021
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, phóng viên Tạp chí điện tử Tri ân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa và thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Xin ông cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu đối tượng được hưởng các chế độ chính sách? Cụ thể là những dạng đối tượng nào? 

Ông Nguyễn Hữu Phước: Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 17.967 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. 

Trong đó, các dạng đối tượng được hưởng các chế độ chính sách bao gồm cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ Tiền khởi nghĩa; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang; thương binh (người hưởng chính sách như thương binh); bệnh binh; thân nhân liệt sĩ hưởng tuất.

Người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người phục vụ (Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương, bệnh binh nặng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 81% trở lên). 

PV: Những kết quả đã đạt được trong trong công tác thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng thời gian qua là gì?

Ông Nguyễn Hữu Phước: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về giải quyết chế độ đối với người có công cách mạng. Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo ngành chuyên môn triển khai đồng bộ giải pháp thực hiện tốt các chính sách.

Từ năm 2013 đến nay, Sở đã tiếp nhận và giải quyết trên 40.000 hồ sơ đề nghị xác nhận người có công, giải quyết chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của họ trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó xác nhận, công nhận hơn 6.000 người có công theo quy định của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9.4.2013. Nâng tổng số đối tượng người có công được xác nhận của toàn tỉnh lên gần 80.000 người.

Sở đã tham mưu trình Chủ tịch nước quyết định phong, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" cho hơn 1.700 Mẹ, nâng tổng số "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" trong toàn tỉnh lên thành 2.455 mẹ. 12 hồ sơ tồn đọng đề nghị công nhận liệt sĩ đã được Thủ tướng Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công. 

Việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công đảm bảo đúng, đầy đủ, kịp thời. Đời sống của các gia đình người có công được toàn xã hội quan tâm cải thiện. Mức trợ cấp ưu đãi cho từng nhóm đối tượng chính sách được nâng lên theo lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Trợ cấp ưu đãi người có công nhằm từng bước bảo đảm cuộc sống của các gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. 

Phong trào xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" trong những năm qua đã được chính quyền các cấp chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và nhận được sự đóng góp trên tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các cơ quan, cán bộ, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh. 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị phụng dưỡng. 

Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định thông tin bia mộ liệt sĩ, giám định AND xác định danh tính liệt sĩ và các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công được quan tâm thường xuyên. Các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công cơ bản được chỉnh trang, chăm sóc chu đáo, trang nghiêm, nhiều công trình trở thành thiết chế văn hóa ở địa phương như Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phong Điền, Đền liệt sĩ huyện Quảng Điền. Một số nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, thị xã đã được tiến hành lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ toàn bộ nghĩa trang để làm cơ sở xác định danh tính liệt sĩ.

PV: Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì? 

Ông Nguyễn Hữu Phước: Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn có những khó khăn, vướng mắc như một số tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét, công nhận người có công (NCC) với cách mạng; về chế độ ưu đãi NCC với cách mạng; về thủ tục xác nhận chưa xác với thực tế. 

Do khối lượng công việc, nội dung về chế độ chính sách ưu đãi người có công rất nhiều, nhiều văn bản mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, trong quá trình triển khai vừa nghiên cứu vừa thực hiện để kịp tiến độ thời gian, đảm bảo chế độ chính sách đối với người có công nên việc tập huấn, bồi dưỡng có nơi, có lúc chưa được tổ chức định kỳ, thường xuyên. Cán bộ (đặc biệt đối với cấp xã) chưa kịp thời nắm bắt sâu các nội dung văn bản, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện chính sách và xử lý hồ sơ tại cơ sở. 

PV: Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của đơn vị để làm tốt hơn nữa công tác tri ân, thực hiện tốt các chế độ chính sách là gì? 

Ông Nguyễn Hữu Phước: Đối với công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công, công tác "Đền ơn đáp nghĩa", nhiệm vụ trọng tâm trong  năm 2021 và thường xuyên hàng năm mà ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đó là kịp thời nắm bắt, báo cáo của Bộ về những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công và đề nghị Bộ và cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền. Tập huấn nghiệp vụ công tác chính sách ưu đãi người có công cho cán bộ cấp huyện, xã. Giải quyết kịp thời các loại hồ sơ, văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, đơn thư của công dân.

Tham mưu giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng đủ điều kiện đề nghị xác nhận người có công theo quy định tại Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20.3.2017 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Phối hợp Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho Người có công theo Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày của HĐND tỉnh. 

Kịp thời tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác quản lý mộ, nghĩa trang, công trình ghi công. Tiếp tục triển khai công tác xây dựng phần mềm số hóa hồ sơ người có công. Triển khai đề án phục chế hồ sơ người có công.

Nguyệt Ánh st Báo Tri Ân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 6.993.080
Đang truy cập: 2.129