Tìm kiếm
 
 
Quay lại12345Xem tiếp
Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng về “đề xuất chuyển đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT”: Chưa đúng Hiến pháp, thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn
Ngày cập nhật 06/06/2021
Lễ Tuyên dương HSSV GDNN xuất sắc, tiêu biểu cả nước đã được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức thành công

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề, đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục đại học, đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT còn thiếu những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Đề xuất này cũng chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, đặc biệt chưa đúng với Hiến pháp.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn gửi Bộ Nội vụ, cho biết những quan điểm của Bộ về đề xuất đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT.

Phát triển vượt bậc của GDNN dưới quản lý của Bộ LĐ-TB&XH

Trước đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản gửi Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ về việc chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT.

Trong văn bản trả lời của mình, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, GDNN đã trải qua lịch sử phát triển hơn 60 năm. Trong đó có 40 năm thuộc Bộ, 9 năm trực thuộc Chính phủ, 11 năm thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Thực tế cho thấy: Giai đoạn trực thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt, trước khi chuyển lại Bộ LĐ-TB&XH, lĩnh vực dạy nghề phát triển rất hạn chế, bộ máy quản lý ở trung ương chỉ là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề (tháng 5/1998 đến nay), hệ thống dạy nghề/GDNN từng bước được củng cố và đang phát triển vượt bậc. Công tác tuyển sinh những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra (từ 100,2% đến 100,9%).

Ngay sau khi Bộ LĐ-TB&XH được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN, trong thời gian ngắn, hệ thống thể chế hướng dẫn thực hiện Luật GDNN đã được xây dựng, tham mưu trình ban hành (63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN) bảo đảm hệ thống GDNN vận hành tốt trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chủ động đề xuất những quy định mới, chính sách mới từ tổ chức, quản lý hệ thống cho tới quản trị cơ sở GDNN; đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhà giáo, người học tạo khung pháp lý để tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo theo ba cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp…

Nhiều quy định, chính sách mới về phát triển GDNN đưa vào Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để ổn định và phát triển GDNN đáp ứng yêu cầu nhân lực trực tiếp cho phát triển đất nước. GDNN đã từng bước tạo niền tin với xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Mạng lưới cơ sở GDNN, nhất là các trường cao đẳng phát triển, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. (Tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng. Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.

Chất lượng hiệu quả đào tạo đã được nâng lên (trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài).

Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong 10 lần dự thi tay nghề ASEAN, 3 lần đạt huy chương và nhiều chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề thế giới. Nổi bật như tại Kỳ thi tay nghề thế giới tổ chức tại Kazan (Nga), Đoàn Việt Nam đã giành 1 Huy chương Bạc, 8 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, đứng thứ 25/ 63 quốc gia và vũng lãnh thổ dự thi. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù chưa có công bố chính thức, nhưng trong khu vực ASEAN, trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá trong nhóm đầu các nước trong khu vực.

Đội tuyển Việt Nam xuất sắc và giành Huy chương Vàng Cuộc thi Kỹ năng nghề Cơ điện tử online Châu Á- Thái Bình Dương.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh (năm 2018, xếp thứ 77/140, năm 2019 xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng). Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…

Những thành tích của GDNN trong thời gian thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm, ghi nhận. Tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, việc giao quản lý nhà nước về GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH là đúng đắn. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định “thời gian qua, GDNN có nhiều chuyển biến”.

Các căn cứ pháp lý, khoa học

Cùng với những minh chứng thuyết phục từ thực tiễn, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế khẳng định việc giữ ổn định hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay theo các quy định của hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo hiện hành rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cấp học và trình độ đào tạo được quy định từ Hiến pháp năm 1992 và sau này là Hiến pháp năm 2013. Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và mới đây nhất là văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thống nhất GDNN là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng, các bậc học và các trình độ đào tạo được thể chế hóa trong các quy định của các luật. Cụ thể: Luật GDNN năm 2014 quy định GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định, GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đồng thời quy định rõ Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).

Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động

Trước đó, khi xây dựng Luật GDNN, quan điểm đưa trình độ cao đẳng vào GDNN là một vấn đề hệ trọng, đã được bàn bạc nhiều và đã được sự nhất trí của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 181-TB/TW ngày 9/10/2014). Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo: “Sắp xếp lại các trình độ đào tạo của GDNN theo hướng hợp nhất các trình độ trung cấp nghề với trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề với cao đẳng cho phù hợp với các cấp trình độ đào tạo nghề nghiệp của khối ASEAN”.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT khi xây dựng Luật GDNN đã “thống nhất gộp trung cấp chuyên nghiệp và ttrung cấp nghề, đề xuất gộp cao đẳng và cao đẳng nghề để thống nhất với khung tham chiếu các trình độ ASEAN” (thể hiện tại Công văn số 3470/BGDĐT-GDCN ngày 4/7/2014 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Về căn cứ khoa học, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classfication of education – ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/ đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ.

Về cơ bản, các trình độ GNNN của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011. Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education), chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động. Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay GDNN nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về GDNN…

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống trình độ đào tạo của các nước trên thế giới rất đa dạng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ GDNN.

Ví dụ, Luật Đào tạo nghề của Trung Quốc quy định đào tạo nghề gồm 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ở Philippin, khung trình độ quốc gia gồm 8 bậc, trong đó GDNN có 5 bậc: 4 bậc cấp chứng chỉ và 1 bậc cấp bằng đào tạo nghề (trình độ cao đẳng).

Ở Thụy Sĩ, trình độ cao đẳng thuộc về GDNN. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học kéo dài tới 9 năm, ở độ tuổi 16, hầu hết thiếu niên Thụy Sỹ khởi sự một chương trình vừa học vừa làm. Tùy theo ngành nghề, chương trình này sẽ kéo dài từ 2-4 năm. Người học được học 1-2 ngày/ tuần ở trường, thời gian còn lại được thực tập tại nơi làm việc của các cơ quan, xí nghiệp. Kết thúc thời gian học việc (apprenticeship), các thanh niên Thụy Sĩ có thể đi làm hoặc tiếp tục trau dồi nghề nghiệp ở bậc cao hơn, tại các trường cao đẳng nghề (Fachhochschule – technical colleges)…

Từ những căn cứ pháp lý, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, căn cứ khoa học, xu hướng và thực tiễn hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tuy được đề xuất với mong muốn hoàn thiện thêm hệ thống giáo dục đào tạo, nhưng còn thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước và chưa đúng với Hiến pháp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN đã ổn định, chuyên nghiệp, được tổ chức đồng bộ từ Trung ương tới địa phương với thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước được quy định rõ ràng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN.

 

Nguyệt Ánh - ST từ Báo Nghề nghiệp và Cuộc Sống
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng về “đề xuất chuyển đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT”: Chưa đúng Hiến pháp, thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn
Ngày cập nhật 06/06/2021
Lễ Tuyên dương HSSV GDNN xuất sắc, tiêu biểu cả nước đã được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức thành công

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề, đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục đại học, đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT còn thiếu những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Đề xuất này cũng chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, đặc biệt chưa đúng với Hiến pháp.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn gửi Bộ Nội vụ, cho biết những quan điểm của Bộ về đề xuất đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT.

Phát triển vượt bậc của GDNN dưới quản lý của Bộ LĐ-TB&XH

Trước đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản gửi Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ về việc chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT.

Trong văn bản trả lời của mình, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, GDNN đã trải qua lịch sử phát triển hơn 60 năm. Trong đó có 40 năm thuộc Bộ, 9 năm trực thuộc Chính phủ, 11 năm thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Thực tế cho thấy: Giai đoạn trực thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt, trước khi chuyển lại Bộ LĐ-TB&XH, lĩnh vực dạy nghề phát triển rất hạn chế, bộ máy quản lý ở trung ương chỉ là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề (tháng 5/1998 đến nay), hệ thống dạy nghề/GDNN từng bước được củng cố và đang phát triển vượt bậc. Công tác tuyển sinh những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra (từ 100,2% đến 100,9%).

Ngay sau khi Bộ LĐ-TB&XH được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN, trong thời gian ngắn, hệ thống thể chế hướng dẫn thực hiện Luật GDNN đã được xây dựng, tham mưu trình ban hành (63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN) bảo đảm hệ thống GDNN vận hành tốt trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chủ động đề xuất những quy định mới, chính sách mới từ tổ chức, quản lý hệ thống cho tới quản trị cơ sở GDNN; đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhà giáo, người học tạo khung pháp lý để tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo theo ba cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp…

Nhiều quy định, chính sách mới về phát triển GDNN đưa vào Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để ổn định và phát triển GDNN đáp ứng yêu cầu nhân lực trực tiếp cho phát triển đất nước. GDNN đã từng bước tạo niền tin với xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Mạng lưới cơ sở GDNN, nhất là các trường cao đẳng phát triển, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. (Tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng. Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.

Chất lượng hiệu quả đào tạo đã được nâng lên (trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài).

Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong 10 lần dự thi tay nghề ASEAN, 3 lần đạt huy chương và nhiều chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề thế giới. Nổi bật như tại Kỳ thi tay nghề thế giới tổ chức tại Kazan (Nga), Đoàn Việt Nam đã giành 1 Huy chương Bạc, 8 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, đứng thứ 25/ 63 quốc gia và vũng lãnh thổ dự thi. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù chưa có công bố chính thức, nhưng trong khu vực ASEAN, trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá trong nhóm đầu các nước trong khu vực.

Đội tuyển Việt Nam xuất sắc và giành Huy chương Vàng Cuộc thi Kỹ năng nghề Cơ điện tử online Châu Á- Thái Bình Dương.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh (năm 2018, xếp thứ 77/140, năm 2019 xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng). Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…

Những thành tích của GDNN trong thời gian thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm, ghi nhận. Tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, việc giao quản lý nhà nước về GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH là đúng đắn. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định “thời gian qua, GDNN có nhiều chuyển biến”.

Các căn cứ pháp lý, khoa học

Cùng với những minh chứng thuyết phục từ thực tiễn, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế khẳng định việc giữ ổn định hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay theo các quy định của hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo hiện hành rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cấp học và trình độ đào tạo được quy định từ Hiến pháp năm 1992 và sau này là Hiến pháp năm 2013. Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và mới đây nhất là văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thống nhất GDNN là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng, các bậc học và các trình độ đào tạo được thể chế hóa trong các quy định của các luật. Cụ thể: Luật GDNN năm 2014 quy định GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định, GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đồng thời quy định rõ Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).

Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động

Trước đó, khi xây dựng Luật GDNN, quan điểm đưa trình độ cao đẳng vào GDNN là một vấn đề hệ trọng, đã được bàn bạc nhiều và đã được sự nhất trí của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 181-TB/TW ngày 9/10/2014). Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo: “Sắp xếp lại các trình độ đào tạo của GDNN theo hướng hợp nhất các trình độ trung cấp nghề với trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề với cao đẳng cho phù hợp với các cấp trình độ đào tạo nghề nghiệp của khối ASEAN”.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT khi xây dựng Luật GDNN đã “thống nhất gộp trung cấp chuyên nghiệp và ttrung cấp nghề, đề xuất gộp cao đẳng và cao đẳng nghề để thống nhất với khung tham chiếu các trình độ ASEAN” (thể hiện tại Công văn số 3470/BGDĐT-GDCN ngày 4/7/2014 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Về căn cứ khoa học, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classfication of education – ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/ đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ.

Về cơ bản, các trình độ GNNN của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011. Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education), chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động. Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay GDNN nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về GDNN…

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống trình độ đào tạo của các nước trên thế giới rất đa dạng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ GDNN.

Ví dụ, Luật Đào tạo nghề của Trung Quốc quy định đào tạo nghề gồm 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ở Philippin, khung trình độ quốc gia gồm 8 bậc, trong đó GDNN có 5 bậc: 4 bậc cấp chứng chỉ và 1 bậc cấp bằng đào tạo nghề (trình độ cao đẳng).

Ở Thụy Sĩ, trình độ cao đẳng thuộc về GDNN. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học kéo dài tới 9 năm, ở độ tuổi 16, hầu hết thiếu niên Thụy Sỹ khởi sự một chương trình vừa học vừa làm. Tùy theo ngành nghề, chương trình này sẽ kéo dài từ 2-4 năm. Người học được học 1-2 ngày/ tuần ở trường, thời gian còn lại được thực tập tại nơi làm việc của các cơ quan, xí nghiệp. Kết thúc thời gian học việc (apprenticeship), các thanh niên Thụy Sĩ có thể đi làm hoặc tiếp tục trau dồi nghề nghiệp ở bậc cao hơn, tại các trường cao đẳng nghề (Fachhochschule – technical colleges)…

Từ những căn cứ pháp lý, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, căn cứ khoa học, xu hướng và thực tiễn hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tuy được đề xuất với mong muốn hoàn thiện thêm hệ thống giáo dục đào tạo, nhưng còn thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước và chưa đúng với Hiến pháp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN đã ổn định, chuyên nghiệp, được tổ chức đồng bộ từ Trung ương tới địa phương với thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước được quy định rõ ràng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN.

 

Nguyệt Ánh - ST từ Báo Nghề nghiệp và Cuộc Sống
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng về “đề xuất chuyển đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT”: Chưa đúng Hiến pháp, thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn
Ngày cập nhật 06/06/2021
Lễ Tuyên dương HSSV GDNN xuất sắc, tiêu biểu cả nước đã được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức thành công

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề, đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục đại học, đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT còn thiếu những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Đề xuất này cũng chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, đặc biệt chưa đúng với Hiến pháp.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn gửi Bộ Nội vụ, cho biết những quan điểm của Bộ về đề xuất đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT.

Phát triển vượt bậc của GDNN dưới quản lý của Bộ LĐ-TB&XH

Trước đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản gửi Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ về việc chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT.

Trong văn bản trả lời của mình, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, GDNN đã trải qua lịch sử phát triển hơn 60 năm. Trong đó có 40 năm thuộc Bộ, 9 năm trực thuộc Chính phủ, 11 năm thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Thực tế cho thấy: Giai đoạn trực thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt, trước khi chuyển lại Bộ LĐ-TB&XH, lĩnh vực dạy nghề phát triển rất hạn chế, bộ máy quản lý ở trung ương chỉ là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề (tháng 5/1998 đến nay), hệ thống dạy nghề/GDNN từng bước được củng cố và đang phát triển vượt bậc. Công tác tuyển sinh những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra (từ 100,2% đến 100,9%).

Ngay sau khi Bộ LĐ-TB&XH được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN, trong thời gian ngắn, hệ thống thể chế hướng dẫn thực hiện Luật GDNN đã được xây dựng, tham mưu trình ban hành (63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN) bảo đảm hệ thống GDNN vận hành tốt trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chủ động đề xuất những quy định mới, chính sách mới từ tổ chức, quản lý hệ thống cho tới quản trị cơ sở GDNN; đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhà giáo, người học tạo khung pháp lý để tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo theo ba cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp…

Nhiều quy định, chính sách mới về phát triển GDNN đưa vào Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để ổn định và phát triển GDNN đáp ứng yêu cầu nhân lực trực tiếp cho phát triển đất nước. GDNN đã từng bước tạo niền tin với xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Mạng lưới cơ sở GDNN, nhất là các trường cao đẳng phát triển, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. (Tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng. Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.

Chất lượng hiệu quả đào tạo đã được nâng lên (trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài).

Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong 10 lần dự thi tay nghề ASEAN, 3 lần đạt huy chương và nhiều chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề thế giới. Nổi bật như tại Kỳ thi tay nghề thế giới tổ chức tại Kazan (Nga), Đoàn Việt Nam đã giành 1 Huy chương Bạc, 8 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, đứng thứ 25/ 63 quốc gia và vũng lãnh thổ dự thi. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù chưa có công bố chính thức, nhưng trong khu vực ASEAN, trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá trong nhóm đầu các nước trong khu vực.

Đội tuyển Việt Nam xuất sắc và giành Huy chương Vàng Cuộc thi Kỹ năng nghề Cơ điện tử online Châu Á- Thái Bình Dương.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh (năm 2018, xếp thứ 77/140, năm 2019 xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng). Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…

Những thành tích của GDNN trong thời gian thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm, ghi nhận. Tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, việc giao quản lý nhà nước về GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH là đúng đắn. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định “thời gian qua, GDNN có nhiều chuyển biến”.

Các căn cứ pháp lý, khoa học

Cùng với những minh chứng thuyết phục từ thực tiễn, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế khẳng định việc giữ ổn định hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay theo các quy định của hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo hiện hành rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cấp học và trình độ đào tạo được quy định từ Hiến pháp năm 1992 và sau này là Hiến pháp năm 2013. Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và mới đây nhất là văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thống nhất GDNN là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng, các bậc học và các trình độ đào tạo được thể chế hóa trong các quy định của các luật. Cụ thể: Luật GDNN năm 2014 quy định GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định, GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đồng thời quy định rõ Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).

Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động

Trước đó, khi xây dựng Luật GDNN, quan điểm đưa trình độ cao đẳng vào GDNN là một vấn đề hệ trọng, đã được bàn bạc nhiều và đã được sự nhất trí của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 181-TB/TW ngày 9/10/2014). Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo: “Sắp xếp lại các trình độ đào tạo của GDNN theo hướng hợp nhất các trình độ trung cấp nghề với trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề với cao đẳng cho phù hợp với các cấp trình độ đào tạo nghề nghiệp của khối ASEAN”.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT khi xây dựng Luật GDNN đã “thống nhất gộp trung cấp chuyên nghiệp và ttrung cấp nghề, đề xuất gộp cao đẳng và cao đẳng nghề để thống nhất với khung tham chiếu các trình độ ASEAN” (thể hiện tại Công văn số 3470/BGDĐT-GDCN ngày 4/7/2014 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Về căn cứ khoa học, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classfication of education – ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/ đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ.

Về cơ bản, các trình độ GNNN của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011. Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education), chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động. Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay GDNN nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về GDNN…

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống trình độ đào tạo của các nước trên thế giới rất đa dạng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ GDNN.

Ví dụ, Luật Đào tạo nghề của Trung Quốc quy định đào tạo nghề gồm 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ở Philippin, khung trình độ quốc gia gồm 8 bậc, trong đó GDNN có 5 bậc: 4 bậc cấp chứng chỉ và 1 bậc cấp bằng đào tạo nghề (trình độ cao đẳng).

Ở Thụy Sĩ, trình độ cao đẳng thuộc về GDNN. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học kéo dài tới 9 năm, ở độ tuổi 16, hầu hết thiếu niên Thụy Sỹ khởi sự một chương trình vừa học vừa làm. Tùy theo ngành nghề, chương trình này sẽ kéo dài từ 2-4 năm. Người học được học 1-2 ngày/ tuần ở trường, thời gian còn lại được thực tập tại nơi làm việc của các cơ quan, xí nghiệp. Kết thúc thời gian học việc (apprenticeship), các thanh niên Thụy Sĩ có thể đi làm hoặc tiếp tục trau dồi nghề nghiệp ở bậc cao hơn, tại các trường cao đẳng nghề (Fachhochschule – technical colleges)…

Từ những căn cứ pháp lý, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, căn cứ khoa học, xu hướng và thực tiễn hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tuy được đề xuất với mong muốn hoàn thiện thêm hệ thống giáo dục đào tạo, nhưng còn thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước và chưa đúng với Hiến pháp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN đã ổn định, chuyên nghiệp, được tổ chức đồng bộ từ Trung ương tới địa phương với thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước được quy định rõ ràng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN.

 

Nguyệt Ánh - ST từ Báo Nghề nghiệp và Cuộc Sống
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng về “đề xuất chuyển đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT”: Chưa đúng Hiến pháp, thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn
Ngày cập nhật 06/06/2021
Lễ Tuyên dương HSSV GDNN xuất sắc, tiêu biểu cả nước đã được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức thành công

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề, đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục đại học, đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT còn thiếu những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Đề xuất này cũng chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, đặc biệt chưa đúng với Hiến pháp.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn gửi Bộ Nội vụ, cho biết những quan điểm của Bộ về đề xuất đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ GD&ĐT.

Phát triển vượt bậc của GDNN dưới quản lý của Bộ LĐ-TB&XH

Trước đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản gửi Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ về việc chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT.

Trong văn bản trả lời của mình, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, GDNN đã trải qua lịch sử phát triển hơn 60 năm. Trong đó có 40 năm thuộc Bộ, 9 năm trực thuộc Chính phủ, 11 năm thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Thực tế cho thấy: Giai đoạn trực thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt, trước khi chuyển lại Bộ LĐ-TB&XH, lĩnh vực dạy nghề phát triển rất hạn chế, bộ máy quản lý ở trung ương chỉ là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề (tháng 5/1998 đến nay), hệ thống dạy nghề/GDNN từng bước được củng cố và đang phát triển vượt bậc. Công tác tuyển sinh những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra (từ 100,2% đến 100,9%).

Ngay sau khi Bộ LĐ-TB&XH được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN, trong thời gian ngắn, hệ thống thể chế hướng dẫn thực hiện Luật GDNN đã được xây dựng, tham mưu trình ban hành (63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN) bảo đảm hệ thống GDNN vận hành tốt trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chủ động đề xuất những quy định mới, chính sách mới từ tổ chức, quản lý hệ thống cho tới quản trị cơ sở GDNN; đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhà giáo, người học tạo khung pháp lý để tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo theo ba cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp…

Nhiều quy định, chính sách mới về phát triển GDNN đưa vào Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để ổn định và phát triển GDNN đáp ứng yêu cầu nhân lực trực tiếp cho phát triển đất nước. GDNN đã từng bước tạo niền tin với xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Mạng lưới cơ sở GDNN, nhất là các trường cao đẳng phát triển, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. (Tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng. Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.

Chất lượng hiệu quả đào tạo đã được nâng lên (trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài).

Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong 10 lần dự thi tay nghề ASEAN, 3 lần đạt huy chương và nhiều chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề thế giới. Nổi bật như tại Kỳ thi tay nghề thế giới tổ chức tại Kazan (Nga), Đoàn Việt Nam đã giành 1 Huy chương Bạc, 8 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, đứng thứ 25/ 63 quốc gia và vũng lãnh thổ dự thi. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù chưa có công bố chính thức, nhưng trong khu vực ASEAN, trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá trong nhóm đầu các nước trong khu vực.

Đội tuyển Việt Nam xuất sắc và giành Huy chương Vàng Cuộc thi Kỹ năng nghề Cơ điện tử online Châu Á- Thái Bình Dương.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh (năm 2018, xếp thứ 77/140, năm 2019 xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng). Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…

Những thành tích của GDNN trong thời gian thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm, ghi nhận. Tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, việc giao quản lý nhà nước về GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH là đúng đắn. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định “thời gian qua, GDNN có nhiều chuyển biến”.

Các căn cứ pháp lý, khoa học

Cùng với những minh chứng thuyết phục từ thực tiễn, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế khẳng định việc giữ ổn định hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay theo các quy định của hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo hiện hành rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cấp học và trình độ đào tạo được quy định từ Hiến pháp năm 1992 và sau này là Hiến pháp năm 2013. Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và mới đây nhất là văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thống nhất GDNN là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng, các bậc học và các trình độ đào tạo được thể chế hóa trong các quy định của các luật. Cụ thể: Luật GDNN năm 2014 quy định GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định, GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đồng thời quy định rõ Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).

Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động

Trước đó, khi xây dựng Luật GDNN, quan điểm đưa trình độ cao đẳng vào GDNN là một vấn đề hệ trọng, đã được bàn bạc nhiều và đã được sự nhất trí của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 181-TB/TW ngày 9/10/2014). Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo: “Sắp xếp lại các trình độ đào tạo của GDNN theo hướng hợp nhất các trình độ trung cấp nghề với trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề với cao đẳng cho phù hợp với các cấp trình độ đào tạo nghề nghiệp của khối ASEAN”.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT khi xây dựng Luật GDNN đã “thống nhất gộp trung cấp chuyên nghiệp và ttrung cấp nghề, đề xuất gộp cao đẳng và cao đẳng nghề để thống nhất với khung tham chiếu các trình độ ASEAN” (thể hiện tại Công văn số 3470/BGDĐT-GDCN ngày 4/7/2014 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Về căn cứ khoa học, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classfication of education – ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/ đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ.

Về cơ bản, các trình độ GNNN của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011. Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education), chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động. Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay GDNN nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về GDNN…

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống trình độ đào tạo của các nước trên thế giới rất đa dạng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ GDNN.

Ví dụ, Luật Đào tạo nghề của Trung Quốc quy định đào tạo nghề gồm 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ở Philippin, khung trình độ quốc gia gồm 8 bậc, trong đó GDNN có 5 bậc: 4 bậc cấp chứng chỉ và 1 bậc cấp bằng đào tạo nghề (trình độ cao đẳng).

Ở Thụy Sĩ, trình độ cao đẳng thuộc về GDNN. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học kéo dài tới 9 năm, ở độ tuổi 16, hầu hết thiếu niên Thụy Sỹ khởi sự một chương trình vừa học vừa làm. Tùy theo ngành nghề, chương trình này sẽ kéo dài từ 2-4 năm. Người học được học 1-2 ngày/ tuần ở trường, thời gian còn lại được thực tập tại nơi làm việc của các cơ quan, xí nghiệp. Kết thúc thời gian học việc (apprenticeship), các thanh niên Thụy Sĩ có thể đi làm hoặc tiếp tục trau dồi nghề nghiệp ở bậc cao hơn, tại các trường cao đẳng nghề (Fachhochschule – technical colleges)…

Từ những căn cứ pháp lý, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước, căn cứ khoa học, xu hướng và thực tiễn hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tuy được đề xuất với mong muốn hoàn thiện thêm hệ thống giáo dục đào tạo, nhưng còn thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, chưa đúng với chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng, Nhà nước và chưa đúng với Hiến pháp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN đã ổn định, chuyên nghiệp, được tổ chức đồng bộ từ Trung ương tới địa phương với thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước được quy định rõ ràng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ phát huy những lợi thế của ngành LĐ-TB&XH, gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN.

 

Nguyệt Ánh - ST từ Báo Nghề nghiệp và Cuộc Sống
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 6.993.080
Đang truy cập: 1.968