Tìm kiếm
 
 
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 22/05/2015

Ngày 18 tháng 5 năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch (số 59/KH–UBND) triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người  khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 với mục tiêu: Kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2015, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; tăng cường năng lực trợ giúp pháp lý và hiệu quả thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, bảo đảm 90% - 95% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

Các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật bao gồm: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Cụ thể, sẽ thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật; tại các Hội người khuyết tật, các cơ sở Bảo trợ xã hội có chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật; trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu. Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý). Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình,…) với nội dung truyền thông phong phú, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (Tổ chức chương trình gặp gỡ khách mời trên đài phát thanh, truyền hình để nói chuyện chuyên đề, trao đổi  về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; đăng tải thông tin nội dung một số vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình cho người khuyết tật trên báo, đài phát thanh, truyền hình…). Biên soạn và phát hành sách hỏi - đáp pháp luật, tờ gấp pháp luật (tiếng việt, tiếng dân tộc thiểu số), băng cát-xét, đĩa CD và các ấn phẩm chuyên dụng khác phù hợp với từng đối tượng người khuyết tật (nghe, nói, nhìn…) có nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; giải đáp vướng mắc pháp luật thường gặp của người khuyết tật. Hoàn thiện việc xây dựng và lắp đặt Bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại ít nhất 40% địa điểm (trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở Bảo trợ xã hội có chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật; trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật). Lồng ghép việc truyền thông, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương (về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề,…). Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ  giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.040.757
Đang truy cập: 1.067