Tìm kiếm
 
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM KHI CHUYỂN MÙA
Ngày cập nhật 26/10/2015

Tháng 9 đến tháng 12 chính là khoảng thời gian bắt đầu chuyển Đông, khí hậu bắt đầu ẩm ướt và lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ dịch bệnh, vi trùng phát sinh. Đó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm amidan, tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa... những bệnh này đặc biệt rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy làm cách nào để bảo vệ con trẻ tránh khỏi những mầm bệnh nguy hiểm này là vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm. Tư vấn dưới đây giúp bạn có kiến thức toàn diện trong chăm sóc sức khỏe trẻ em khi thời tiết chuyển sang mùa Đông.

  1. BỆNH VIÊM PHỔI

Chứng bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thay đổi trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi. Vì vậy, phải chú ý chăm sóc sức khỏe để tăng cường đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh viêm phổi.

Ăn uống cũng là cách phòng chống bệnh rất tốt nên hạn chế những thức ăn cay trong khẩu phần của trẻ. Ăn nhiều những thức ăn mát như lê, củ cải, bách hợp, hạt sen...là cách giúp trẻ bổ sung dưỡng chất cơ thể và cho hai lá phổi của trẻ.

  1. CẢM CÚM

Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh sẽ dễ làm trẻ mắc bệnh cảm cúm. Nếu trẻ bị cảm cúm, các bật phụ huynh nên chế biến các món hành để cả rể nấu với đậu phụ sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị căn bệnh này. Ngoài ra, chịu khó dọn dẹp, gữi vệ sinh nhà cửa, để trẻ tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng, cải thiện môi trường trong nhà, bảo đảm cho không khí lưu thông, không có bụi bặm và ô nhiễm. Ra đường nên cho trẻ bịt khẩu trang để chống bụi và khói xe từ môi trường.

  1. BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Vui chơi và ăn uống không điều độ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa: chướng bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hoá là biểu hiện thường gặp nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm; lạm dụng đồ uống có gas, gia vị gây kích thích dẫn đến tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Chúng ta có thể giúp trẻ sử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ, vắt lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm lên vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu, đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày- ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa nên dùng từ 3- 5 ngày, nếu không đỡ thì phải đến bác sĩ khám.

Ngoài ra bạn còn phải giữ ấm cho trẻ nhất là các vị trí quan trọng như chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu, cho trẻ uống những thức uống ấm, tránh ăn những thức ăn từ tủ lạnh, kem, đá; tăng cường dinh dưỡng vitamin C; cho trẻ uống nước đầy đủ vào mùa lạnh để giúp trẻ có sức đề kháng tốt vì phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Bên cạnh chế độ chăm sóc và chế độ ăn hợp lý, nếu có điều kiện nên cho trẻ nhỏ sử dụng thêm yến sào vì yến sào có nhiều loại nguyên tố vi lượng quý, axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được giúp bổ phổi, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ có thể khỏe mạnh trong thời tiết chuyển Đông.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.012.627
Đang truy cập: 5.095