Tìm kiếm
 
 
Lãnh đạo Sở LĐTBXH tham dự Hội thảo chi trả chính an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội
Ngày cập nhật 26/11/2020

Sáng ngày 24/11/2020, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng thế giới và các Bộ, Ngành liên quan tổ chức Hội thảo thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại một só tỉnh thành. Thh]à Thiên Huế là một trong số tỉnh thành tham gia thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Tham dự Hôi thảo lần này có Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở và một số cán bộ, công chức của Sở liên quan đến lĩnh vực bảo trợ xã hội và chi trả an sinh xã hội.

Mở đầu Hội thảo, là phát biểu của lãnh đạo Ngân hàng thế giới và Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tầm quan trọng của chi trả không dùng tiền mặt trong việc minh bạch hóa, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp đến, Ngân hàng thế giới trình bày báo cáo về thực trạng chi trả không dùng tiền mặt và chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt của quốc gia, qua đó đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp thúc đẩy chi trả không dùng tiền mặt để áp dụng cho chi trả an sinh xã hội trong triển khai thí điểm tại một số tỉnh thành trên cả nước.

Tham gia Hội thảo, các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan đã trình bày các tham luận của ngành, lĩnh vực và nđưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thực hiện công tác chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, ủng hộ chủ trương của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới về triển khai thí điểm chi trả chính sách an sin h xã hội không dùng tiền mặt tại một số tỉnh thành, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế và khẳng định Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ làm hết sức để việc thực hiện thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế thành công tốt đẹp.

Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương, chính sách cơ bản để giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống của người dân, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. Trong đó, các giải pháp chi trả an sinh xã hội thuận tiện, nhanh chóng, đúng hạn giúp cho người nghèo và các đối tượng trợ xã hội tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thuận lợi hơn trong hoạch định chi tiêu góp phần quan trọng thúc đẩy giảm nghèo, cải thiện tình hình sức khỏe, nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2019 có 681 nghìn 404 đối tượng được hưởng chi trả với số tiền trên 257 tỷ 074 triệu đồng; 6 tháng đầu năm 2020 có 341 nghìn 465 đối tượng được hưởng chi trả với số tiền trên 127 tỷ 794 triệu đồng. Việc chi trả an sinh xã hội được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện thông qua UBND cấp xã. 1) Căn cứ vào Quyết định tăng, giảm đối tượng bảo trợ xã hội của UBND cấp huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và chuyển về cho UBND cấp xã. 2) Trên cơ sở danh sách đã lập, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làm thủ tục rút tiền từ Kho bạc nhà nước và chuyển về UBND cấp xã để thực hiện chi trả. Thời gian chỉ trả kéo dài từ ngày 05 đến ngày 15 hàng tháng.

Công tác chi trả an sinh xã hội còn nhiều hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp như: thời gian chi trả không thống nhất, tính minh bạch chưa cao, công tác cập nhật số liệu, báo cáo kết quả chi trả, quyết toán kinh phí ở cấp cơ sở chưa kịp thời, mức độ rủi ro cao. Việc chi trả mất nhiều thời gian do thủ tục qua nhiều bước, thực hiện theo phương thức thủ công, địa bàn cư trú bị cách trờ, chia cắt, đối tượng hưởng chi trả phải đến các địa điểm chi trả để nhận tiền, nếu không đến nhận phải ủy quyền hoặc cán bộ chi trả phải đến tận nhà.

Để việc chi trả an sinh xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội mang tính chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn và thuận lợi hơn cho người thụ hưởng, ngày 13/4/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng thông qua hệ thống dịch vụ bưu điện. Kết quả đến nay, trên địa bàn tỉnh có 182 điểm chi trả với số người thực hiện chi trả là 207 người, địa điểm chi trả là các điểm Bưu cục, Bưu điện – Văn hóa xã có vị trí thuận lợi để người được nhận tiền dễ tiếp cận. Quy trình chi trả được điều chỉnh từ việc chuyển danh sách và tiền mặt về UBND cấp xã thành chuyển danh sách và chuyển tiền vào tài khoản của Bưu điện và Bưu điện rút tiền mặt để chi trả cho đối tượng. Phí dịch vụ chi trả đối với xã, phường, thị trấn có từ 250 đối tượng trở xuống là 500.000đồng/tháng/xã; đối với xã, phường, thị trấn trên 250 đối tượng là 1000.000đồng/tháng/xã và do ngân sách nhà nước đảm nhiệm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức như: người nhận thay không đến nhận tiền dẫn đến khó khăn trong quản lý, chi trả, thanh quyết toán; một người hưởng nhiều chính sách được chi trả nhiều lần do mỗi đối tượng chính sách được chỉ trả vào một ngày khác nhau; việc chi trả nhiều nơi thực hiện chưa đúng quy trình, nhân viên chi trả ký thay, ký khống cho các trường hợp chưa nhận, nhận chậm để đảm bảo 100% danh sách chi trả; nhân viên chi trả không thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nên không thể giải đáp các vướng mắc về chế độ, chính sách cho đối tượng; việc phối hợp giữa cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và nhân viên chi trả ở cơ sở chưa thường xuyên dẫn đến việc quản lý đối tượng chưa chặt chẽ, vẫn còn chi trả cho đối tượng đã chết hoặc không còn điều kiện hưởng trợ cấp; việc thanh quyết toán chi trả chưa đúng quy định do địa phương để dành 2-3 tháng mới thực hiện thanh quyết toán.

Mặt khác, tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và phúc lợi xã hội của một bộ phận lớn dân cư. Các nhóm đối tượng nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và một lượng lớn người lao động không có giao kết hợp đồng từ khu vực phi chính thức hiện chưa được bao phủ trong hệ thống an sinh xã hội và khó khăn trong việc tiếp cận với các chương trình hỗ trợ khác. Khu vực phi chính thức chiếm gần 50% lực lượng lao động và là những người chịu tác động trực tiếp nhất của đại dịch Covid-19 chính là nhóm người dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Để giảm thiểu tác động tiềm ẩn của đại dịch Covid-19, việc thực hiện hoặc công bố các biện pháp can thiệp bảo trợ xã hội để hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp là hướng tiếp cận hiệu quả trên cơ sở xác định mã định cá nhân và sử dụng công nghệ thanh toán điện tử thông qua điện thoại di động.

Thanh toán điện tử đã và đang là xu thế được áp dụng trong chi trả các chương trình an sinh xã hội như lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp và các chương trình hỗ trợ khác như hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hỗ trợi đột xuất. Có nhiều hình thức chi trả điện tử phổ biến như chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoán ví điện tử, tài khoản viễn thông di động hoặc kết hợp giữa chi trả ngân hàng với các đại lý chi trả có mạng lưới rộng khắp như bưu điện, nhà mạng viễn thông đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi các quy định về cách ly xã hội được áp dụng thì chi trả điện tử càng trở thành yêu cầu cấp thiết và có xu hướng trở nên phổ biến.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.001.090
Đang truy cập: 7.528