Tìm kiếm

Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Một số điểm mới của Pháp lệnh ưu đãi Người có công cách mạng sửa đổi năm 2012
Ngày cập nhật 27/06/2013

 Ngày 16/7/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Mục đích sửa đổi bổ sung nhằm:
- Tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được bổ sung, phát triển năm 2011 và các văn kiện được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI, đó là “thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đôí với người có công”, “giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách ưu đãi người có công”.
- Cùng với việc ban hành nhiều chính sách khác phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, việc thông qua Pháp lệnh nhằm điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tiếp tục hoàn thiện và thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện chính sách.
- Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với người có công với cách mạng.
Pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung lần này có những quy định tập trung vào ba nội dung lớn: mở rộng và nâng mức chế độ ưu đãi; điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận người có công; quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện Pháp lệnh.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung lần này có các nội dung mới cơ bản sau đây:

 A. Về đối tượng         

1. Anh hùng Lao động được sửa đổi thành Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.

2. Về đối tượng để công nhận liệt sỹ, bổ sung thêm 3 trường hợp, đó là:

- Khi đang làm  nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ do cơ quan có thẩm quyền giao;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Mất tin, mất tích trong các trường hợp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu,  làm nghĩa vụ quốc tế, đấu tranh chống tội phạm…

3. Về đối tượng để công nhận thương binh, bổ sung 2 trường hợp, đó là:

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

 - Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; 

 B. Về chế độ ưu đãi:

1. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, theo Pháp lệnh cũ được hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng.

2. Về chế độ điều dưỡng, bổ sung chế độ điều dưỡng mỗi năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ có một con duy nhất là liệt sỹ; cha, mẹ đẻ có hai con là liệt sỹ trở lên; bổ sung chế độ điều dưỡng luân phiên từ 5 năm một lần xuống 2 năm một lần đối với các đối tượng còn lại.

3. Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng được quy định có 3 mức trợ cấp tiền tuất khác nhau đối với thân nhân của 1 liệt sỹ, thân nhân của 2 liệt sỹ và thân nhân của 3 liệt sỹ trở lên. Đồng thời, nếu các thân nhân này là người không nơi nương tựa và hoàn cảnh khó khăn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

4. Mở rộng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của người có công gồm: con của liệt sỹ không thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 16-18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung cũng mở rộng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

5. Về trường hợp công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bổ sung mốc thời gian những người này công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu  từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 và mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

C. Về nhiệm vụ trong việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công:

Các Bộ cũng được qui định cụ thể, rõ ràng, chứ không phải qui định chung chung như Pháp lệnh cũ. Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được qui định 09 nhiệm vụ; Bộ Y tế được bổ sung các nhiệm vụ như: giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ…

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2012.

 

Xem thêm ở file đính kèm: Click để đọc hoặc tải về

http://sldtbxh.hue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.138.039
Đang truy cập: 6.643