Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Bộ, ngành, Trung ương
Sở ban ngành
Báo chí
Giải trí
Quá trình phát triển
Ngày cập nhật 15/11/2015

 

Lao động - Thương binh và Xã hội là lĩnh vực kinh tế - xã hội tổng hợp phục vụ cho sự phát triển của xã hội và đem lại hạnh phúc cho nhân dân mà trực tiếp là người lao động, gia đình và người có công với đất nước. Vì thế, theo Tuyên cáo ngày 28/8/1945 thành lập 13 Bộ của Chính phủ lâm thời nước ta có 3 Bộ làm chức năng quản lý các lĩnh vực công tác của ngành đó là Bộ Lao động, Bộ Xã hội và Bộ cứu tế xã hội. Sau đó không lâu, vào ngày 3/10/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 613 thành lập Bộ Thương binh - Cựu binh, đến năm 1987 hợp nhất các Bộ thành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày nay.

Năm 1976, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sáp nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội bây giờ gồm 2 ngành khác nhau là Ngành Lao động (Ty Lao động) và Ngành Thương binh xã hội (Ty Thương binh xã hội). Tháng 7/1988, 2 ngành đã được nhập lại thành Sở Lao động - Thương binh và Xã hội  Bình Trị Thiên

Tháng 7/1989, Bình Trị Thiên chia lại địa giới, tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngày 12/7/1989, căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 09/7/1983 của Hội đồng nhà nước; căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 30/6/1989 về phân chia địa giới tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh; căn cứ Thông báo số 01-TB/TU ngày 22/6/1989 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 08-QĐ/UB về việc thành lập các ban, ngành cấp tỉnh trong đó có Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Năm 1995, do Chính phủ quyết định chuyển giao một số nhiệm vụ từ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sang ngành khác, nên Chi cục di dân phát triển vùng kinh tế mới và Chương trình nước sinh hoạt nông thôn trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bàn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời, chuyển nhiệm vụ Bảo hiểm xã hội và một số bộ phận khác sang hình thành cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Trong hơn 60 năm qua, đất nước đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng cũng có nhiều biến đổi theo yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kỳ. Nhưng với nhận thức sâu sắc về sứ mệnh lịch sử của ngành, qua các thời kỳ phát triển các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức của ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành trọng trách được giao. Với muôn vàn công việc chồng chất trong thời gian đầu thành lập nước, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là tạo công ăn, việc làm cho người lao động, chăm sóc bệnh binh, gia đình liệt sỹ và phát động phong trào toàn dân chống 3 thứ giặc là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là qua hơn 20 năm đổi mới ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã gắn liền với tiến trình trong sự nghiệp đổi mới của cả tỉnh, đã cho thấy những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra về lao động, thương binh và xã hội là những vấn đề có tính quy luật, tính nguyên tắc được cuộc sống kiểm nghiệm và tổng kết. Cùng với nhiệm vụ xây dựng chính quyền, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội… thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự hỗ trợ phối hợp tích cực của các cơ quan ban ngành trong tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong ngành đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt trên cả 3 khối công tác là lao động việc làm, đền ơn đáp nghĩa và bảo trợ xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới quê hương đất nước.

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, với những khó khăn, thách thức trong giai đoạn mới, nhiệm vụ phát triển ngành trong thời kỳ mới càng hết sức nặng nề. Trước hết là giáo dục cán bộ, công nhân viên chức nhận thức sâu sắc về hệ thống chính sách xã hội do Đảng và Nhà nước vạch ra đã phản ánh những giá trị nhân văn của nền văn hoá Việt Nam, thể hiện trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với các đối tượng chính sách. Tiếp theo là chú trọng chăm lo sức khỏe, đời sống của thương, bệnh binh, thân nhân các anh hùng liệt sỹ và các đối tượng có công khác; đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp người nghèo ổn định cuộc sống và vươn lên góp công xây dựng đất nước.

Với những nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và những cố gắng vượt bậc góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, năm 2005, ngành  Lao động – Thương binh và  Xã hội Thừa Thiên Huế vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng nhì.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 7.259.478
Đang truy cập: 253